Dâng hiến Sáng tạo (phần 5)

Để hiểu biết chính mình hơn, để hướng dẫn người khác, để phòng ngừa các sự xáo trộn tâm não, để xoa dịu các sự căng thẳng thần kinh, cần phải biết bản chất của động lực nhân linh và quan sát cách hoạt động của nó trong đời sống hằng ngày của tu sĩ...

Dâng hiến Sáng tạo (phần 5)

II. ĐỘNG LỰC NHÂN LINH

Có lẽ không khía cạnh nào của tác phong nhân loại lại bị hiểu lầm nhiều hơn là bản chất của động lực nhân linh (human dynamics/dynamique humaine) và cách đặc biệt là bản chất của cảm xúc và tâm tình. Một vài sai lầm về cảm xúc và cách kiểm soát xúc động nhiều khi gắn liền với lối huấn luyện trong đời sống tu trì khiến cho tu sĩ không nhận định được rõ ràng. Nhiều người tưởng rằng việc biểu lộ cảm xúc được giản lược vào các sự kiện đơn sơ như: cười đùa, các ngôn từ hay cử chỉ bực dọc, những lời tuyên bố bi quan, v.v… Hình như họ không nhận ra rằng sự lãnh đạm, xa cách, dè dặt thái quá, vô cảm và nghiêm nghị cứng rắn cũng là những biểu thị có tính cm xúc.

Phn ng t v (Defense Reactions)

Thường thì các loại tác phong dè chừng này là những phản ứng tự vệ hay lo sợ đối với sự bất an và rõ ràng là những loại tác phong cảm xúc. Vì sự lẫn lộn này, nhiều tu sĩ đồng hóa việc kiểm soát cảm xúc với điệu bộ khắc khổ, trong khi chính sự khắc khổ này cũng là một hình thức biểu lộ cảm xúc. Một tác phong nghiêm nghị hay khắc khổ cũng có tính cách cảm xúc như một tác phong thân thiện, nồng nhiệt, nhưng mỗi thứ diễn tả một loại cảm xúc khác. Tác phong lạnh nhạt biểu lộ sự sợ hãi, xao xuyến và giận dữ nữa; trong khi thái độ thân thiện, vồn vã, hồn nhiên diễn tả tình yêu, niềm vui và có thể là hy vọng.

Sự kiểm soát cảm xúc được hội nhập của người trưởng thành không đồng hóa với bất cứ một thể thức diễn tả đặc loại nào; đúng hơn đó là khả năng đo lường các đáp ứng cảm xúc cho cân xứng với các kích thích do hoàn cảnh hiện tại tạo nên và hòa hợp với hạnh phúc của chính mình cũng như của người khác. Nói cách khác, nếu là lúc giải trí, thì tiếng cười đùa, sự hồn nhiên và – ít nhất sự tiếp đón niềm nở nhưng có chừng mực – phải chiếm ưu thế; nếu là lúc cầu nguyện, trong khi hội họp hay nghe giảng thì phải lưu tâm đến việc suy nghĩ và tập trung chú ý.

Dầu bất cứ ở hoàn cảnh nào, một tu sĩ trưởng thành đều có thể biểu lộ chính mình một cách thích ứng. Trong những tương giao đối với người khác, họ có thể phản ứng một cách thích hợp: hoặc vồn vã, cởi mở; đón nhận tính khôi hài; hay chia sẻ một sự âu lo, thất đoạt*; hoặc can đảm trong các giai đoạn khó khăn.

T ch đích thc

Sự kiểm soát cảm xúc, lúc đó, được đồng hóa với việc tổ chức các kinh nghiệm cảm xúc và hội nhập các nghị lực của mình để mưu cầu lợi ích cho chính mình cũng như cho hạnh phúc người khác; nó không phải là sự vô cảm của một khối đá. Sự nết na của kẻ tu trì và tư cách trong tác phong phải là dấu hiệu của một tu sĩ đã được hội nhập. Nhưng khi các đức tính này bị đồng hóa cách sai lầm với sự lãnh đạm xa cách, với một diện mạo khắc khổ và đóng kín thì chúng biểu lộ cảm xúc hơn là tự chủ.

Sự đoan trang và phẩm cách đòi hỏi các thái độ diễn tả khác nhau tùy theo hoàn cảnh và do đó phát xuất từ những phản ứng đúng lúc và sự nhạy cảm tế nhị đối với nhu cầu của kẻ khác. Theo đúng nghĩa của nó, phẩm cách tùy thuộc vào sự quân bình nội tại và một cảm thức an thái đối với chính mình và đối với người khác; điều đó làm cho tu sĩ rất uyển chuyển và dễ dàng thích nghi, đối với đủ mọi hạng người và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: phẩm cách rất khiêm tốn và hòa nhã.

Các cảm xúc chỉ biểu lộ một hình thái duy nhất của động lực nhân linh. Để hiểu chúng hơn, người ta chỉ cần quan sát chúng trong mối tương quan với các năng lực thấp hơn và cao hơn và nhận ra những sự phát hiện đủ loại của chúng. Sức khỏe tâm thần tùy thuộc sự phối hợp điều hòa của những vận chuyển năng lực nội tại đủ loại trong chúng ta. Để hiểu biết chính mình hơn, để hướng dẫn người khác, để phòng ngừa các sự xáo trộn tâm não, để xoa dịu các sự căng thẳng thần kinh, cần phải biết bản chất của động lực nhân linh và quan sát cách hoạt động của nó trong đời sống hằng ngày của tu sĩ.

Lắm khi, tác phong bên ngoài của một tu sĩ bộc lộ những triệu chứng hỗn loạn cảm xúc và xáo trộn tâm thần, nhưng rồi người ta không làm gì để giúp họ! Thường họ bị bỏ mặc và tự lo lấy cho đến khi đã quá trễ và phải đem họ vào bệnh viện. Nếu các triệu chứng được sớm nhận ra và can thiệp đúng lúc, thì có thể tránh những xáo trộn tâm thần nghiêm trọng.

Các tu sĩ nạn nhân của những xao xuyến trầm trọng, những căng thẳng cực độ, những bối rối làm tiêu hao sinh lực hay những hình thức xáo trộn cảm xúc khác, không phải là kém khuyết về phương diện trí tuệ và sự đau khổ của họ tự căn bản không xuất phát từ thần kinh. Vấn đề của họ bắt nguồn từ những sự xáo trộn trong tổ chức và định hướng các năng lực. Dĩ nhiên, luôn luôn có liên lạc hỗ tương giữa các năng lực khác nhau: hoạt động tùy thuộc tri thức và tri thức thúc đẩy hoạt động[1]. Giữa hệ thống thể lý và các hiện tượng tâm lý cũng có ảnh hưởng hỗ tương. Nhưng mỗi địa hạt dung nạp nhiều loại phát triển khác nhau cũng như những khó khăn khác nhau.

Nhng xáo trn tinh thn gây tâm bnh

Những xáo trộn tinh thần gây tâm bệnh khởi đầu bằng sự phối tán (disintegration = tan rã) của các năng lực thuộc bản năng, cảm xúc và tự quyết, chứ không do sự thay đổi nơi khả năng tri thức hay từ một chứng bệnh trên cơ thể. Những sự xáo trộn đưa đến tâm bệnh gồm có các sự suy nhược thần kinh, các cơn điên loạn, tâm thần phân liệt (schizophrenia), nhiễu loạn thần kinh, mê sảng, cuồng vọng (paranoia) và các loại trục trặc khác.

Những sự xáo trộn tâm thần này không xuất phát từ các thương tích nơi óc não hay các nguyên nhân cơ thể khác, nhưng do sự xáo trộn nơi các chức năng động lực. Một vài xáo trộn tâm thần như các tình trạng chấn thương, sự già cỗi hay các tai nạn vì nhiễm độc, tự bản chất có tính cách hữu cơ (thể lý). Nhưng những sự xáo trộn đem đến tâm bệnh mà chúng ta nêu trên, xuất phát trước tiên từ những cơ cấu năng động mất quân bình.

Những sự xáo trộn tâm thần có nguồn gốc cơ thể đòi hỏi một sự chữa trị thể lý. Các xáo trộn tâm thần gây tâm bệnh và xuất phát từ hoạt động năng lực lệch lạc có thể cần hoặc không cần các sự chữa trị thể lý; nhưng sự thuyên chữa tùy thuộc rất nhiều vào các phương pháp tâm lý dành riêng cho các sự xáo trộn năng động. Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại là có nhiều sự liên hệ giữa các chức năng tinh thần và thể lý, vì thế không có một biên giới nào rõ rệt phân chia hai địa hạt trên. Con người phản ứng như một toàn thể, nhưng một khía cạnh nhiều khi có thể lấn áp khía cạnh khác.

Tri thức năng và năng động lực (Cognition and Dynamics)

Chúng ta được trang bị với hai loại sinh hoạt tâm thần căn bản, tuy khác nhau, nhưng không tách rời nhau: khả năng tri thức và năng động lực, liên quan đến sự hiểu biết và hành động. Mỗi cơ năng đều thiết yếu liên đới với cơ năng khác. Khả năng tri thức bao gồm mọi tiến trình học tập: việc hình thành các khái niệm, phán đoán và suy luận và mọi hình thức giác quan của tri thức. Năng động lực bao gồm mọi tiến trình kích động (energizing processes) như: chọn lựa, quyết định, cảm xúc và mọi hình thức giác quan của hành động. Mọi sinh hoạt nhân linh đều là sự phối hợp giữa cơ năng tri thức và cơ năng động lực, tri thức và hành động.

Sự suy yếu trí não và những sự sút kém trí tuệ khác, tự căn bản là những sự xáo trộn trên bình diện tri thức. Những xáo trộn, như loạn thần kinh và loạn tâm thần (névroses et psychoses) đưa đến tâm bệnh, tự căn bản là những sự xáo trộn trên bình diện năng động. Sự tăng trưởng thiêng liêng và trưởng thành tâm lý thiết yếu gắn liền với sự hội nhập các năng động lực và sự phòng ngừa các xáo trộn nơi các động lực này.

Khi cứu xét hệ thống năng động, chúng ta nhận thấy có một giai tầng năng động lực bắt đầu bằng các thúc bách thô thiển nhất và sơ đẳng nhất đến các động lực cao hơn của con người. Chúng ta có thể xếp các năng động lực thành ba loại chính, theo thứ tự từ dưới lên trên:

1/. Tự bảo vệ (self-preservative)

2/. Tự biểu thị (self-expressive)

3/. Tự hướng dẫn (self-directive)

Ba loại này tạo thành một hệ thống và ảnh hưởng trên nhau.

1. Các năng lc t bo v

Loại thứ nhất gồm mọi hoạt động hướng về việc bảo tồn cùng truyền đạt sự sống. Đói, khát và phái tính là những năng động lực chính yếu của loại thứ nhất này, loại sơ đẳng nhất. Chúng ta không thể khinh thường mức độ quan trọng của nó. Nếu một trong các tình trạng năng động này quá mạnh, thì các sinh hoạt khác ở cấp cao hơn phải chịu thiệt hại.

Thí dụ, kỷ luật trong đời tu chuẩn bị chúng ta biết chịu đói, nếu cần thiết. Nhưng thường thì chúng ta sẽ không muốn dạy cho một tập sinh học cầu nguyện bằng cách bắt họ nhịn đói. Cơn đói sẽ phá hoại các chuyển động của lòng mến, lòng cậy và của quyết tâm mà việc suy niệm đòi hỏi. Những điều tốt đẹp vốn xuất phát từ các năng động lực cao hơn. Cả đối với một tu sĩ thành thục, lão luyện trong việc suy niệm và cầu nguyện, sự ám ảnh của cơn đói, mặc dầu không nhất thiết là một ngăn trở, sẽ làm giảm sút sự chú ý.

Một vài sự kiện có thể xác nhận điều này. Nếu chúng ta đói thì các hình ảnh và tư tưởng liên quan đến thực phẩm sẽ ám ảnh tâm trí chúng ta. Những người đói tự nhiên bị lôi cuốn tưởng nhớ đến thức ăn và thích nói về điều đó. Trong thời đói khổ, người ta chỉ có nghĩ đến ăn mà thôi.

Cơn đói gi to

Cũng có những tương quan tinh tế hơn ở vào các mức độ khác nhau của năng động lực. Sự thiếu tình thương nhiều khi gây ra một sự tham ăn khác thường và giả tạo. Những người không cảm thấy được yêu mến đầy đủ thì có khuynh hướng trở nên háu ăn. Một giáo sư đại học cho biết: khi vợ ra ngoài, ông ở nhà một mình lúc tối, ông cảm thấy như cần phải bù trừ sự thiếu vắng người khác bằng cách ăn thật nhiều, mặc dầu không cần thiết, vì vừa mới dùng bữa xong.[2]

Nhiều thỉnh sinh và tập sinh, vì nhớ nhà, nên có khuynh hướng ăn nhiều hơn thường. Và thường mau chóng trở nên béo phì. Những tu sĩ lớn tuổi hơn, buồn lòng bởi thấy mình bị bỏ quên, cũng tìm bù trừ bằng cách ăn nhiều. Có một tương quan huyền nhiệm giữa nhu cầu ăn uống và nhu cầu yêu mến, và nhiều khi thực phẩm được sử dụng như phương thức thay thế cho tình thương. Nhiều lúc khác thì ngược lại, vì một vài lý do phức tạp, một người nào đó có thể phản ứng một cách ý thức về sự thiếu tình thương bằng cách từ chối dinh dưỡng như thường lệ.

Người ta có thể nhận thấy tương quan tâm lý này bằng nhiều cách khác nhau. Kẹo bánh được dùng như phần thưởng. Sự thiếu thốn tình thương và mặc cảm bị bỏ rơi có thể tạo nên một sự thèm muốn kẹo bánh cách mãnh liệt. Sự thỏa mãn một khía cạnh nào đó có thể làm giảm bớt một vài căng thẳng nơi khác có liên quan. Cơn đói có nhiều liên hệ với các loại căng thẳng thần kinh khác. Có nhiều người ăn thường xuyên không phải vì họ đói, nhưng bởi vì việc ăn có thể làm giảm bớt căng thẳng. Bởi đó trong thời kỳ thi cử, một vài sinh viên ăn nhiều hơn lúc thường.

Thuc viên như thc ăn

Đói khát, phái tính và các năng lực sơ đẳng khác trước tiên có tính chất hữu cơ, nhưng luôn luôn bao hàm những kinh nghiệm tâm lý rất mạnh, như bằng chứng sau đây. Trong chiến tranh Triều Tiên, nhiều nhà bác học muốn thay thế phần ăn của binh sĩ bằng các thuốc viên. Các viên này có mọi chất cần thiết cho cơ thể như khoáng chất, chất sắt, calcium, sinh tố v.v…. Mội vài hóa chất có thể làm no dạ dày và làm giảm bớt cơn đói. Người ta phát các viên thực phẩm cho lính. Binh sĩ nuốt các viên hóa học này không cảm thấy thiếu sức khỏe cũng chẳng thấy đói.

Tuy nhiên họ mất đi khoái cảm tâm lý kèm theo việc ăn. Họ than phiền là có nhiều sự căng thẳng, khó chịu, bực bội, khó ngủ. Và họ chỉ cảm thấy bớt căng thẳng khi có lại những phần ăn như cũ. Điều này cho thấy: việc giảm bớt cơn đói hàm chứa một điều gì khác hơn là xoa dịu một sự đau khổ; nó đáp ứng một nhu cầu tâm lý: sự vui thú khi được ăn. Không được thỏa mãn nơi các nhu cầu cao hơn, người ta tìm bù trừ ở bữa ăn. Vì thế tại sao thức ăn có thể được sử dụng để thay thế cho tình thương; thức ăn và tình thương là những nhu cầu song song nhau. Đói và khát là những năng lực hữu cơ lớn nhất, vì chúng liên hệ tới việc bảo vệ đời sống.

Thúc bách gii tính

Mặc dầu việc duy trì sự sống không tùy thuộc nó, phái (giới) tính cũng là một thúc bách sinh lý rất mãnh liệt. Cần phải để ý: phái tính là một năng lực hữu cơ chứ không phải một xúc cảm, nhưng mật thiết liên quan đến năng động lực tự biểu lộ như: tình yêu và ước muốn. Tình yêu có thể được biểu lộ mà không cần phái tính và cách biểu thị của thúc bách phái tính không phải luôn luôn gắn liền với tình yêu. Các vấn đề liên quan đến phái tính có thể được xây dựng trên sự sợ hãi và xao xuyến, hay trên những cảm xúc khác hơn là tình yêu, phạm vi biểu thị bình thường của nó.

Cũng như sự thất đoạt tình cảm nhiều khi có thể được bộc lộ trong cơn đói giả tạo hay chứng khát nước quá mức, thì nó cũng có thể được diễn tả bởi một sự gia tăng năng lực tính dục. Trong những giai đoạn sợ hãi và âu lo, một vài người cảm thấy cách mãnh liệt hơn thúc bách loại này loại kia hay tất cả mọi thúc bách sinh lý. Dưới ảnh hưởng của cô độc hay lo âu, có người cảm thấy một cơn đói giả tạo, người khác thì thấy một sự gia tăng các xung lực phái tính.

Cường độ gia tăng của thúc bách phái tính có thể gây ra nhiều sự xung đột nội tâm nơi một tu sĩ, nhất là nếu họ không biết rằng các sự căng thẳng tính dục nhiều khi phát xuất từ những lo âu, sợ hãi và các tình trạng cảm xúc khác. Tu sĩ nam nữ cần phải được dẫn giải rõ ràng về các hiện tượng này. Chỉ khi nào được chỉ vẽ về những sự phát hiện đủ loại của thúc bách phái tính trong vai trò bình thường của nó và như một sinh hoạt bù trừ, họ mới có thể tích cực hướng năng lực này về các mục đích cao hơn.

Tự bảo vệ chính mình là một động lực căn bản và mạnh mẽ dưới mọi hình thức của nó. Người đang đau khổ khó mà cầu nguyện. Khi đau ốm, chúng ta chỉ có thể sử dụng các công thức cầu nguyện đã thuộc lòng từ lâu. Trong cơn nguy tử, chỉ có các phản xạ đạo đức thường năng mới có thể hoạt động. Chúng ta không nghĩ ra điều gì mới mẻ khi đời sống chúng ta bị đe dọa hay khi những nhu cầu thiết yếu quá trỗi vượt. Những lo âu mãnh liệt và ám ảnh về nhu cầu sinh tồn hay giới tính làm cho chúng ta mất an bình. Tu sĩ, nhất là những người trẻ, có khả năng lãnh hội một đời sống thiêng liêng lành mạnh và sâu sắc, khi họ tương đối được giải thoát khỏi các căng thẳng nội tại và sự thống lĩnh của các nhu cầu căn bản.

[1] Xem tương quan giữa “tri” và “hành” trong triết học đông phương. (Chú thích của người dịch)

[2] (Xem: Robert Leeper và Peter Madison, Towards Understanding Human Personalities, New York, appleton-Century-Cropts Inc., 1959).

(còn tiếp)