Roma Kêu Gọi Giá Trị Nhân Đạo Cho Trí Tuệ Nhân Tạo

Công nghệ dựa trên TTNT không bao giờ được sử dụng để khai thác con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. Thay vào đó, nó được sử dụng để giúp con người phát triển hết khả năng của họ (trao quyền / hỗ trợ) và để hỗ trợ hành tinh.

Rome, ngày 28 tháng 02 năm 2020

GIỚI THIỆU

“Trí tuệ nhân tạo” (TTNT) đang mang lại những thay đổi sâu sắc cho cuộc sống của con người và nó sẽ tiếp tục như thế. TTNT mang lại tiềm năng lớn khi nó đem đến sự thăng tiến cùng sự hiện hữu mang tính xã hội và hạnh phúc cá nhân, tăng thêm năng lực cho con người và cho phép cũng như tạo điều kiện cho việc thực hành các nhiệm vụ của họ cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những kết quả này không có nghĩa là đã được đảm bảo. Những biến đổi đang xẩy ra gần đây không chỉ là số lượng, nhưng trên hết, chúng là chất lượng, bởi vì chúng ảnh hưởng đến cách thức thực hiện các nhiệm vụ và cách chúng ta nhận thức về thực tế và bản chất con người, đến mức chúng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thói quen cá nhân của mỗi người. Công nghệ mới phải được nghiên cứu và đem ứng dụng theo tiêu chí đảm bảo việc phục vụ chính đáng mục đích ban đầu của “gia đình nhân loại” (Preamble, Univ. Dec. Human Rights), sự tôn trọng phẩm giá vốn có của mỗi người và môi trường tự nhiên của nó, và tham gia hỗ trợ cần thiết cho những con người dễ bị tổn thương nhất. Mục đích không chỉ để đảm bảo rằng không ai bị loại trừ, mà còn mở rộng đến những khía cạnh của sự tự do, điều mà có thể bị đe dọa bởi kĩ thuật số.

Cho ra phát minh mới và những câu hỏi tự nhiên phức tạp bởi sự chuyển đổi kỹ thuật số thì cần thiết cho cả người sản xuất và người dùng để họ có thể làm việc chung và lên tiếng cho những nhu cầu bị ảnh hưởng bởi TTNT. Lời mời gọi này là một bước tiến, với quan điểm cùng phát triển một nhận thức và tìm kiếm một tiếng nói và những giải pháp chung mà chúng ta có thể chia sẻ. Dựa trên điều này, chúng ta có thể hiểu và đảm nhận những trách nhiệm liên quan đến toàn bộ quá trình đổi mới công nghệ, từ thiết kế đến phân phối và sử dụng, khuyến khích cam kết thực sự một loạt những kịch bản thực tế. Về lâu dài, các giá trị và những nguyên tắc mà chúng ta có thể thấm nhuần trong TTNT sẽ giúp thiết lập một khuôn khổ điều chỉnh và hoạt động như một điểm tham chiếu cho đạo đức kỹ thuật số, dẫn lối cho hành động của chúng ta và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ để mang lại lợi ích cho con người và môi trường.

Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta phải đảm bảo quan điểm, trong đó TTNT được phát triển với cốt lõi không phải là công nghệ, mà là vì lợi ích của con người và môi trường, của cộng đồng và gia đình chung của chúng ta bởi môi trường hiện hữu của con người liên kết chặt chẽ với nhau. Nói cách khác,với tầm nhìn trong đó con người và thiên nhiên là trung tâm của sự đổi mới kỹ thuật số được phát triển, được hỗ trợ thay vì dần được thay thế bởi các công nghệ, cỗ máy hoạt động chứ không phải là con người. Đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị công nghệ nhiều hơn cho tương lai, trong đó máy móc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong cuộc sống con người, nhưng cũng là một tương lai, trong đó hiển nhiên sự tiến bộ công nghệ sẽ khẳng định sự sáng lạng của thế giới nhân loại và vẫn phụ thuộc vào tính toàn vẹn đạo đức của nó.

ĐẠO ĐỨC

Tất cả con người được sinh ra có tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Con người được Chúa ban cho lý trí và lương tâm nên họ sống hướng về nhau trong tinh thần hiệp thông (cf. Art. 1, Univ. Dec. Human Rights). Điều kiện cơ bản về tự do và nhân phẩm này phải được bảo vệ và củng cố khi chế tạo và sử dụng các hệ thống TTNT. Điều này phải được thực hiện bằng cách bảo vệ quyền và tự do của cá nhân để họ không bị phân biệt đối xử bởi do phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc ý kiến ​​cá nhân, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, sự sinh sản hoặc trạng thái khác (Art. 2, Univ. Dec. Human Rights).

Các hệ thống TTNT phải được hình thành, thiết kế và thực hiện để phục vụ và bảo vệ con người và môi trường mà chúng ta sống. Triển vọng cơ bản này phải biến thành một cam kết để tạo điều kiện sống (cả xã hội và cá nhân) và cho phép cả tập thể và cá nhân nỗ lực thể hiện bản thân cách trọn vẹn nhất khi có thể.

Để sự phát triển công nghệ kết nối với sự phát triển chính yếu của con người và tôn trọng trái đất, điều này phải đáp ứng ba yêu cầu, đó là dành cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử với bất kì ai; phải có giá trị nhân đạo và nhân văn; cuối cùng, phải chú ý đến thực tế phức tạp nơi môi trường sống của con người và được biểu thị đặc biệt bởi cách nó phục vụ và bảo vệ hành tinh (cộng đồng và nhà chung của chúng ta) với cách tiếp cận bền vững, bao gồm cả việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc đảm bảo nguồn thực phẩm lâu dài trong tương lai. Hơn nữa, mỗi người phải ý thức được khi nào mình đang tương tác với một chiếc máy.

Công nghệ dựa trên TTNT không bao giờ được sử dụng để khai thác con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. Thay vào đó, nó được sử dụng để giúp con người phát triển hết khả năng của họ (trao quyền / hỗ trợ) và để hỗ trợ hành tinh.

GIÁO DỤC

Biến đổi thế giới qua sự đổi mới của TTNT có nghĩa là cam kết xây dựng một tương lai cho và với các thế hệ trẻ. Cam kết này phải được phản ảnh trong giáo dục, triển khai các chương trình giảng dạy cụ thể trong các ngành khác nhau trong nhân văn, khoa học và công nghệ và lãnh trách nhiệm giáo dục trên các thế hệ trẻ. Cam kết này có nghĩa là làm việc để nâng cao chất lượng giáo dục mà người trẻ nhận được; có nghĩa là nó phục vụ cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử và mang lại sự bình đẳng về cơ hội và đối xử. Tiếp cận toàn cầu về giáo dục  phải đạt được qua các nguyên tắc của sự hợp tác và bình đẳng.

Tham gia vào chương trình học dài hạn phải được đảm bảo cho cả người cao tuổi, những người đáng được trao cơ hội để truy cập các dịch vụ ngoại tuyến trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ. Hơn nữa, những công nghệ này có thể chứng minh một cách rất hữu ích trong việc giúp người khuyết tật học tập và trở nên tự lập hơn: giáo dục hòa nhập cũng có nghĩa là sử dụng TTNT để hỗ trợ và hòa nhập mỗi cá nhân, cung cấp trợ giúp và cơ hội hòa nhập vào xã hội (ví dụ: làm việc từ xa cho những người khuyết tật vận động, hỗ trợ công nghệ cho những người khuyết tật nhận thức, v.v.).

Tác động của những biến đổi do TTNT mang lại trong xã hội, việc làm và giáo dục đã khiến nó trở nên cần thiết để điều chỉnh chương trình giảng dạy ở trường với phương châm “không một ai bị tụt hậu”. Trong ngành giáo dục, cải cách là điều cần thiết để vươn tới những tiêu chuẩn cao và khách quan hơn giúp mỗi cá nhân được thăng tiến. Những tiêu chuẩn này không nên để bị giới hạn bởi việc phát triển kỹ thuật số mà thay vào đó nên tập trung vào việc đảm bảo rằng mỗi người thể hiện trọn vẹn khả năng của mình khi có thể và làm việc vì lợi ích của cộng đồng, ngay cả khi không nhận được bất kì một lợi ích cá nhân nào.

Khi chúng ta phác thảo và lập kế hoạch cho xã hội trong tương lai, việc sử dụng TTNT phải tuân theo các hình thức hành động mang tính xã hội, sáng tạo, liên kết, có kết quả, có trách nhiệm và có khả năng từ ảnh hưởng tích cực trên đời sống cá nhân và xã hội của thế hệ trẻ. Sự tác động xã hội và đạo đức của TTNT cũng phải là điều cốt lõi trong các hoạt động giáo dục của TTNT.

Mục đích chính của giáo dục này phải là nâng cao nhận thức về những cơ hội và cả những vấn đề quan trọng có tính khả thi do TTNT đặt ra từ góc độ hòa nhập xã hội và tôn trọng cá nhân.

QUYỀN LỢI

Sự phát triển của TTNT trong việc phục vụ con người và vũ trụ phải được thể hiện qua các quy định và nguyên tắc bảo vệ con người - đặc biệt là những người yếu kém và thiếu điều kiện, và môi trường tự nhiên. Việc thực thi nhân đạo của đôi bên là điểm khởi đầu quan trọng; để biến tương lai thành hiện thực, có giá trị, có quy tắc và trong một số trường hợp, các quy định pháp lý, hoàn toàn không thể thiếu để hỗ trợ, xây dựng và hướng dẫn quy trình này.

Trong khi để phát triển và thực hiện các hệ thống TTNT mang lại lợi ích cho con người và vũ trụ thì hành động cụ thể như là một công cụ để xây dựng và duy trì hòa bình quốc tế, sự phát triển của TTNT phải đi đôi với các biện pháp bảo mật kỹ thuật số mạnh mẽ.

Để TTNT hoạt động như một công cụ vì lợi ích của con người và hành tinh, chúng ta phải đặt chủ đề bảo vệ quyền lợi con người trong thời đại kỹ thuật số vào trọng tâm của cuộc thảo luận chung. Đã đến lúc đặt câu hỏi: liệu các hình thức tự động hóa mới và hoạt động toán học bắt buộc phải có tinh thần trách nhiệm cao không? Cụ thể, sẽ rất cần thiết để xem xét một số hình thức "nghĩa vụ giải thích": chúng ta phải suy nghĩ về việc không chỉ đưa ra quyết định cho tiêu chuẩn của các tác nhân toán học dựa trên TTNT, mà còn cả mục đích và mục tiêu của chúng nữa. Những thiết bị này phải có khả năng cung cấp thông tin cá nhân cách logic đằng sau các thuật toán được sử dụng để lấy quyết định. Điều này sẽ tăng tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm, làm cho quá trình đưa ra quyết định hỗ trợ công nghệ trở nên hợp lệ hơn.

Các hình thức quy định mới phải được khuyến khích để thúc đẩy tính minh bạch và tuân thủ các quy tắc đạo đức, đặc biệt đối với các công nghệ tiên tiến có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn đến quyền con người, chẳng hạn như nhận diện khuôn mặt.

Để đạt đến các mục tiêu này, chúng ta phải đặt ra ngay từ đầu cho mỗi sự phát triển kĩ thuật số với một tầm nhìn về “đạo đức băng giá”, tức là một cách tiếp cận về đạo đức theo kiểu mẫu. Thiết kế và hoạch định các hệ thống TTNT mà chúng ta có thể tin tưởng bao gồm tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính trị, các cơ quan liên kết của Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên chính phủ, các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và đại diện của các tổ chức phi chính phủ về các nguyên lý đạo đức cần được xây dựng dựa trên công nghệ. Vì lý do này, các nhà tài trợ cho sự kêu gọi này bày tỏ ước muốn cùng làm việc, trong bối cảnh này và ở cấp quốc gia và quốc tế, để chống đối cái“đạo đức băng giá”, cụ thể là sử dụng tính nhân đạo của TTNT như được định nghĩa theo các nguyên tắc sau:

1. Tính minh bạch: có nguyên tắc, các hệ thống TTNT phải có thể giải thích được;

2. Bao gồm: những nhu cầu thiết yếu của con người phải được coi trọng để mọi người đều có lợi và mỗi cá nhân có thể có được những điều kiện tốt nhất để thể hiện bản thân và tăng trưởng;

3. Trách nhiệm: những người thiết kế và triển khai việc sử dụng TTNT phải thi hành với tinh thần trách nhiệm và tính minh bạch;

4. Tính công bằng: không tạo ra hoặc hành động theo định kiến, do đó để bảo vệ sự công bằng và phẩm giá con người;

5. Đáng tin cậy: Các hệ thống TTNT phải có thể làm việc cách đáng tin cậy;

6. Bảo mật và quyền riêng tư: Các hệ thống TTNT phải hoạt động cách an toàn và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Những quy tắc này là yếu tố cơ bản cho sự đổi mới hiệu quả.

Rome, ngày 28 tháng 2 năm 2020

Chuyển ngữ Maria Lê Nhung, Fmm 

Nguồn https://romecall.org/2020/02/28/rome-call-for-ai-ethics/