Cái nhìn qua lịch sử NGTTG từ Đức Phaolô II đến ĐGH Phanxicô

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 39 năm Chúa nhật Lễ Lá mà Đức Gioan Phaolô II đã cử hành tại Công trường Thánh Phêrô với 250.000 bạn trẻ. Tại đây, ngài đã trao cho họ một cây thánh giá, mà sau này trở thành một trong những biểu tượng của NGTTG. Đức Gioan Phao lô II nói: “Hãy mang thánh giá này đi khắp thế giới như một biểu tượng tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại.”

Việc tổ chức NGTTG được chính thức công bố vào năm 1985. Năm 1987, đại hội quốc tế đầu tiên đã diễn ra. Thành phố được chọn là Buenos Aires.

8 NGTTG của Đức Gioan Phaolô II đã được đông đảo người tham dự và động lực tiếp tục với Đức Bênêđictô XVI.

NGTTG cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI với tư cách là Giáo hoàng đã diễn ra tại Madrid vào năm 2011. Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất là buổi canh thức với giới trẻ, bất chấp mưa gió.

Đức Bênêđictô XVI: “Cảm ơn các bạn vì niềm vui và sự chịu đựng này. Sức mạnh của các bạn mạnh hơn mưa gió. Cảm ơn. Thiên Chúa ban phước lành cho chúng ta bằng cơn mưa. Với điều này, bạn thiết lập một mẫu gương điển hình.”

Chỉ vài tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Rio de Janeiro để chủ sự NGTTG. Ở đó, lần đầu tiên người ta nghe thấy một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài: “Hãy là một mớ bòng bong!"

Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi muốn nói một điều: tôi mong đợi điều gì từ Ngày Giới trẻ? Tôi mong đợi rắc rối. Rằng sẽ có rắc rối ở đây. Sẽ có. Rằng sẽ có rắc rối ở đây tại Rio. Nhưng tôi muốn rắc rối trong những giáo phận; Tôi muốn nó vượt ra ngoài.”

Tại Krakow, năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Auschwitz và thinh lặng cầu nguyện trong xà lim, nơi Thánh Maximilian Kolbe bị tra tấn.

Và mỗi ngày, từ ban công, ngài đọc một bài diễn văn chúc ngủ ngon cho giới trẻ. Một trong số đó, ngài nhắc đến một thiện nguyện viên đã chết vì ung thư vài tuần trước đó.

NGTTG mà Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự là ở Panama vào năm 2019, nơi ngài dành một số sứ điệp cho Đức Trinh Nữ Maria. Trong một trong số đó, ngài định nghĩa Mẹ là “người có ảnh hưởng của Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha Phanxicô: “Không còn nghi ngờ gì nữa, người thiếu nữ đến từ Nazareth đã không xuất hiện trên “mạng xã hội” thời bấy giờ; Mẹ không phải là “người có ảnh hưởng,” nhưng không muốn hay tìm kiếm nó, Mẹ đã trở thành người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Và chúng ta có thể gọi Mẹ, với sự tin tưởng của trẻ thơ, Maria, “người có ảnh hưởng” của Thiên Chúa.

NGTTG tại Lisbon này sẽ là lần thứ tư do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, được thúc đẩy bởi sứ mệnh đưa những người trẻ đến gần hơn với đức tin của họ.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn