Sứ mệnh truyền giáo khó khăn của những người rao giảng Tin Mừng trên mạng ở Trung Quốc

Dù không thật sự là đề tài cấm kỵ, nhưng tôn giáo vẫn là một chủ đề tế nhị nhưng các trang mạng thông tin lớn như các trang của New York Times, của báo Monde, trang Facebook hay trang YouTube, tất cả đều bị kiểm duyệt...

Sứ mệnh truyền giáo khó khăn của những người rao giảng Tin Mừng trên mạng ở Trung Quốc

Sắp tới đây chính quyền Trung Quốc sẽ tổ chức một buổi họp chính trị cấp cao về tôn giáo, một trong các chủ đề chính sẽ là việc dùng Internet của giáo dân.

Trong một bối cảnh mà sự kiểm soát truyền thông và tôn giáo rất chặt chẽ, các trang Web sẽ có được tự do hơn. Tuy nhiên các tín hữu phải khép mình vào một hình thức kiểm duyệt để việc loan tin tức hoặc rao giảng Tin Mừng của họ không bị nguy hiểm.

Video truyền thông

Cô vợ làm việc rất nhiều và bỏ bê gia đình. Ông chồng bất mãn vì một mình lo cho con. Một tình nhân chen vào bối cảnh. Cuốn video dài chừng mười phút. Câu chuyện của hai vợ chồng có những cảnh thảm kịch đen trắng trên nền nhạc buồn bã. Cuối cùng, bà vợ vào một nhóm cầu nguyện, gặp được Chúa và trở về với chồng. Đoạn kết có hậu. Dưới ánh sáng ban mai, gia đình đi dạo ở công viên.

Các video 7G TV (tiếng Hoa đọc là “qi ji”, truyền hình phép lạ) muốn đi vào lòng khán giả. Cô Lisa, người sáng lập công ty sản xuất các video “Truyền hình phép lạ” cho biết, “chúng tôi gom được rất nhiều chứng tá lạ lùng của các tín hữu Trung Quốc khi họ gặp được Chúa: các phép lạ, các vụ được chữa lành, các trường hợp thoát được cảnh nghiện ngập nhờ cầu nguyện, cảnh gia đình tránh được cảnh chia ly…”. Cô Lisa là người Tin lành có quốc tịch Mỹ, gốc Trung Hoa, cô cho biết đây là hình thức “để nói với người Trung Quốc là Chúa chúc phúc cho họ”.

Tôn giáo, một vấn đề tế nhị

Cũng như trường hợp của chương trình video 7G TV, khi có sự phát triển các trang mạng xã hội ở Trung Quốc, rất nhiều người lập các trang blog, trang web nói về Chúa. Các trang này đã đáp ứng một nhu cầu rất lớn. Dù Trung Quốc thừa nhận năm tôn giáo lớn, nhưng báo chí của các tôn giáo này bị đặt bên lề trong các phương tiện truyền thông lớn.

Dù không thật sự là đề tài cấm kỵ, nhưng tôn giáo vẫn là một chủ đề tế nhị nhưng các trang mạng thông tin lớn như các trang của New York Times, của báo Monde, trang Facebook hay trang YouTube, tất cả đều bị kiểm duyệt. Trung Quốc chưa chấp nhận Tòa Thánh nhưng các cư dân mạng Trung Quốc vẫn vào đọc bài ở trang Radio Vatican bằng ngôn ngữ của họ.

Con số giáo dân gia tăng

Trong vài tuần tới, sẽ có một cuộc họp Quốc gia về các vấn đề tôn giáo, một trong các chủ đề chính là việc dùng Internet của giáo dân và về các nhà chức trách tôn giáo. Lần cuối của cuộc họp này là cách đây mười năm, bây giờ bối cảnh đã thay đổi. Con số tín hữu kitô giáo, công giáo, tin lành đã gia tăng và các phương tiện rao giảng Phúc Âm cũng gia tăng.

Với khoảng ba mươi nhân viên, tác dụng của công ty sản xuất video 7G TV không phải là nhỏ. Mỗi video có khoảng 50 000 xem, đôi khi gấp đôi, gấp ba với những đề tài hấp dẫn. Công ty sản xuất của cô Lisa có hợp đồng với đài Christian Broadcasting Network (CBN), một kênh rao giảng Tin Mừng của Mỹ. Tiền do các tín hữu Trung Quốc đóng góp.

Các nội dung của video phải rất cẩn thận

Trang phúc âm hóa rất đa dạng, từ những video của Truyền hình Phép lạ đến các chia sẻ riêng về đức tin trên mạng. Cô Lisa sống ở Trung Quốc từ hai mươi năm nay, cô cho biết, “càng ngày các cá nhân và các Giáo hội càng làm việc tích cực trên mạng. Hiện nay, chúng tôi có rất nhiều tự do. Internet ít bị kiểm duyệt hơn là truyền hình và báo chí”.

Cách đây năm năm, anh Yu Hong mở một tài khoản thông tin công giáo trên mạng Weibo, tương đương với mạng Twitter. Ban ngày, ký giả trẻ này làm việc cho hãng tin chính thức của Trung Quốc. Ban tối, anh tiếp tục viết: các bài cầu nguyện, thời sự Vatican, Giáo hội khắp nơi trên thế giới và ở Trung Quốc. Anh biết là anh phải cẩn thận. “Tôi có rất nhiều độc giả nên phải cẩn thận, nhiều khi chỉ vì một bài mà phải đóng cả trang mạng.”

Các trang mạng đặt ở Hong Kong

Trang của anh có 60 000 người đăng ký, anh không tiện nêu tên. Năm 2012, anh phải chuyển qua Wechat vì có những cuộc tranh luận dữ dội ở trang Weibo nên trang này bị đặt vào chế độ kiểm duyệt. “Chúng tôi trao đổi tin tức bằng các tin nhắn riêng, một thanh niên trẻ ở Ôn Châu cho biết. Các trang web chủ yếu đăng các lời cầu nguyện, các chứng từ, những nội dung được đánh động.” Cô Lisa của video 7G TV tóm tắt: “Chúng tôi tránh tất cả vấn đề chính trị.” Chẳng hạn không nhắc đến phong trào triệt hạ thánh giá ở Chiết Giang và nhất là ở Ôn Châu.

Các trang web tế nhị được đặt ở nơi khác. Đó là trường hợp trang Tianzhujiao Zaixian (công giáo trực tuyến), một trong những trang tin tức đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập năm 1997, sau đó bị đóng rồi được tiếp tục mở lại năm 2003. “Mới đầu, các máy chủ của chúng tôi ở Trung Quốc lục địa và chúng tôi thường xuyên nhận lệnh phải rút bài này bài kia xuống, một thiện nguyện viên giải thích. Đứng trước áp lực càng ngày càng mạnh, chúng tôi buộc lòng phải đặt máy chủ ở Hong Kong.” An toàn cho các tác giả và các webmaster nhưng họ không còn tự do viết các bài xã luận nếu họ muốn trang của mình không bị chận.

Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc

Trang Weibo có 300 triệu người dùng, là trang giống trang Twitter. Trang Weibo được thành lập năm 2009 và phát triển mạnh kể từ năm 2010. Nhưng năm 2012, tân chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra một loạt biện pháp quản trị làm cho trang này mất đi một nửa lượng khách dùng từ đó.

Trang Wechat có 670 triệu người dùng. Mới đầu đây là trang để điện thoại thông minh dùng nói chuyện trực tuyến. Nhưng từ năm 2011, trang này phát triển như một loại Facebook của Trung Quốc. Các tài khoản mở ra cho công chúng phải được nhà cầm quyền chấp nhận thì họ mới được đăng các nội dung của mình.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 06.01.2016/

lacroix.com, Simon Leplâtre từ Trung Quốc, 2016-01-04)