Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG CỦA ICON VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI

Chúng ta hãy lưu ý đến sắc thái riêng biệt mà thái độ riêng của mỗi người muốn diễn tả phải nói là cả ba rất giống nhau, sắc thái của họ hầu như giống hệt nhau. Nhưng cái nhìn và cử chỉ của họ diễn tả cách riêng biệt mà mỗi người trong họ tiếp cận với mầu nhiệm cứu độ...

Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG CỦA ICON VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI

Theo họa sĩ André Roublveb do cha Lev Gillet (một đan sĩ thuộc Giáo Hội Đông Phương)

Icon về Thiên Chúa Ba Ngôi của họa sĩ André Roubveb thường được xem như đỉnh cao của khoa tranh ảnh vẽ trên gỗ của Nga Xô, và ngay cả những người ít được chuẩn bị để nhận thức được vẻ đẹp cao nhã của bức tranh của ông và ngay cả màu sắc có thể hiểu chiều sâu của biểu tượng mà ông ta đã diễn tả; Những yếu tố này không thể nào không làm ta ấn tượng về sự tươi mát trong sáng, sự thích thú, cũng như cảm xúc mà kiệt tác này đã mang lại. Icon này đã gợi hứng cho nhiều nền văn chương phong phú, ở đó nét nhấn đã được đề cao về lịch sử cũng như tính kỹ thuật hơn là cách giải thích thiêng liêng. Chính đây là điểm mà chúng tôi muốn đề cao. Chúng tôi ước mong đáp ứng câu hỏi là Icon của Roublveb về Ba Ngôi muốn nói gì với chúng ta với những cách thức đơn giản nhất?

Để giúp chúng ta định hình những tư tưởng chúng tôi sẽ nhắc lại ở đây những yếu tố của Icon. Có ba thiên thần được nhận diện qua đôi cánh của họ đang ngồi xung quanh một chiếc bàn. Trên chiếc bàn này có một có đĩa món ăn. Ở phần cuối một phong cảnh được hé nở hơn là rõ nét. Chúng ta thấy có một cây và một tòa nhà. Đây là đoạn được mô tả ở chương 18 sách Sáng Thế. Đoạn này nói về Thiên Chúa hiện ra với Abraham trong cánh đồng Manre với hình dáng của ba người nam (Kinh Thánh không hề nói từ “thiên thần”). Abraham mới họ nghỉ ngơi và dùng bữa. Truyền thống giáo phụ nhận thấy khuân mặt của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tiếp theo truyền thống này truyền thống về tranh vẽ trên gỗ của Giáo Hội Bizantin đã chọn diễn tả Ba Ngôi Thiên Chúa dưới dạng là ba người nam, hóa thành các thiên thần ngồi ở bàn của Abraham. Icon của Roublveb hòa nhập vào truyền thống lâu dài thánh thiêng này. Nhưng có thể Icon của ông ta diễn tả rõ hơn những khâu khác trong chuỗi dài truyền thống này.

Chúng ta hãy lưu ý đầu tiên hết nhịp điệu hay sự chuyển động vòng quanh xem như muốn lôi kéo tất cả những yếu tố của Icon. Vị trí của ghế ngồi thoáng thấy từ mặt bên vị trí của bậc cấp, ngay cả vị trí đôi chân của hai thiên thần ở phần đầu cắt nghiêng đầu: Tất cả những điều đó ám chỉ một chuyển động “có chỉ dẫn” (trong chiều ngược của kim đồng hồ). Chuyển động này cũng cho thấy ở phần sau cây uốn cong về mặt đứng phía mái của ngôi nhà. Nhịp điệu này diễn tả sự lưu thông và giao lưu của cùng sức sống thần thiêng của Ba Ngôi Vị. Nhưng Ba Ngôi này không tự rút mình vào một hệ thống khép kín. Nhịp điệu của Ba Ngôi Vị này là nhịp điệu đón nhận, tuôn trào, dâng hiến, quảng đại và ân sủng.

Trong cung vòng thánh thiêng này, thái độ hạ mình chấp nhận, mời gọi bản thể được tạo dựng -nhưng cung vòng thánh thiêng này vẫn riêng biệt và mỗi Ngôi vẫn ở vị trí của mình. Cây uốn cong mình cho thấy sự chuyển động xung quanh sự sống thần thiêng được tuôn trào đến thiên nhiên. Khi uốn cong mái nhà “theo phong cách chung và đặc biệt hơn của cửa sổ và cửa lớn đây là một ngôi nhà thờ”, khi uốn cong mái của ngôi nhà vòng cung thánh thiêng này chạm đến nhân loại đang chuyển cầu, nhân loại ở trạng thái quyền năng cao nhất. Thế giới “được đón nhận” một cách nào đó làm thành ngoại vi. Ba Ngôi vẫn ở vị trí trí trung tâm. Điều này được diễn tả qua sự nhạt dần các màu sắc một cách tinh vi. Các màu sắc đậm: xanh, ngọc hồng, cam, xanh lá cây của trang phục các thiên thần được bao bọc bởi màu vàng lửa, nhẹ hơn các cánh và ghế ngồi cũng như phần trong suốt nhạt vàng của phần sau. Thực tế tối thượng là thực tế của Ba Ngôi Vị “Ta là Đấng Ta là”.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn đến đặc nét của ba người. Họ không có tuổi tác nhưng họ lại cho cảm tưởng là rất trẻ. Họ không có giới tính nhưng họ kết hợp sự tráng kiện rõ ràng với duyên dáng kiều diễm. Diện mạo và cử chỉ của họ không như “được tạo nét” nhắm đến sự quyến rũ, nhưng sự lôi cuốn tỏa ra rất mạnh mẽ. Những biểu tượng về Ba Ngôi khác – ví dụ như sự Cổ Đại các ngày (l’Ancien des jours) con chiên, bồ câu, ba người ngồi trên cùng một ngai – đã được miêu tả. Nhưng theo ý kiến của chúng tôi không có một biểu thị nào có đủ khả năng như Icon của Roublveb để dẫn nhập người tín hữu trong thực tế sống động của Ba Ngôi Vị. Tại sao vậy? Bởi vì Roublveb đã biết diễn tả được cách độc nhất tính trẻ trung vĩnh cửu và vẻ đẹp vĩnh hằng của Ba Ngôi.

Theo lí thuyết chúng ta vẫn biết điều đó. Nhưng thay vì là một cụ già với râu và mái tóc trắng tinh như tuyết và một con bồ câu vô cảm thì ở đây nhờ tuyệt tác của nghệ thuật vẽ đẹp và tính trẻ trung của Con trong Cha và trong Đấng Ủi An, chúng ta tiếp nhận được như một mạc khải thực tế chứ không là những nguyên lý nhưng là những thái độ. Kể từ nay chúng ta “thấy” khác, chúng ta “tiếp cận” cách khác, chúng ta “cảm nghiệm” Ba Ngôi một các khác bởi chúng ta giờ đây được hiểu Ba Ngôi Vị cách khác không phải điều chúng ta đã tin nhưng là điều chúng ta tưởng tượng (hơn nữa ít nhiều không tùy thuộc vào chúng ta) và trong viễn ảnh mới của chúng ta –viễn ảnh của tính trẻ trung và vẻ đẹp vĩnh cửu, viễn ảnh của sự quyến rũ không thể diễn tả được của cả ba– có một điều gì ấm áp hơn, lôi cuốn hơn, vui vẻ hơn, cá nhân hơn trong một “bức tranh trừu tượng” mà chúng ta đã rút ra từ những sơ đồ thần học. “Mắt ngươi sẽ nhìn thấy Đức Vua trong vẻ đẹp của Ngài” (Is 33,17).

Mỗi một thiên thần cầm trong tay một chiếc gậy dài rất mỏng manh. Điều này muốn nói rằng mỗi thiên vị là một lữ khách. Chỉ có Ngôi Lời thành xác phàm nhưng Ngài thành xác phàm bởi quyền năng và ý muốn của Cha và Thánh Thần. Không một lúc nào hai Ngôi Vị kia xem như lạ lẫm với công trình cứu độ của Con, không một lúc nào Ba Ngôi Vị ngừng đến với chúng ta và hành động qua chúng ta cách vô hình. Icon nhấn mạnh đến việc cộng tác của tất cả Ba Ngôi trong việc Nhập Thể. Ba chiếc gậy làm thành một lời công bố và một lời hứa hẹn. Ba chiếc gậy nói lên rằng cả ba đã đến với con người rồi. Cả ba hứa hẹn rằng họ sẽ còn đến nữa. Thiên Chúa của chúng ta trong Ba Ngôi Vị đến vẫn đến và còn đến mãi.

Đoạn cuối của việc đến này sẽ là việc cư ngụ của Ba Ngôi giữa con người. Vì vậy, ba thiên thần đã chấp nhận sự hiếu khách của Abraham. Họ ngồi bàn của Abraham cận lều của ông ta (St 18, 1-2) dưới một thân cây (St 18,3). Thân cây và ngôi nhà thờ được biểu lộ trong Icon cũng nói lại một lần nữa thân cây và lều của câu chuyện Kinh Thánh. Icon gợi lại sự sống thần thiêng của cả ba nhưng Icon cho thấy mỗi dây liên hệ với một một chiếc bàn nhân loại với những nhu cầu nhân loại. Ba Ngôi Vị còn muốn hơn đối với chúng ta chứ không chỉ là những khách thăm viếng hay trú ngự qua đường. Có sự cư ngụ của Ba Ngôi Thiên Chúa trong tâm hồn các tôi tớ Thiên Chúa. Buổi tiệc nước trời theo Đấng Messia được hoàn tất cách vô hình “Nếu ai mở cửa cho Ta, Ta sẽ vào với nó và Ta sẽ cùng nó dùng tối với nhau” (Kh 3,20). “Chúng ta sẽ đến với người đó và chúng ta sẽ làm nơi cư ngụ trong người đó” (Ga 14,23).

Nhưng trên chiếc bàn mà các thiên thần ngồi xung quanh có cái gì? Một đĩa thức ăn. Chúng ta không thấy rõ món ăn gì trong đó. Nhưng việc nghiên cứu tranh vẽ trên gỗ với những phương tiện thuận lợi cho thấy cái đầu của một con bê với thịt ngon có bơ và sữa (St 18, 6-8) phải chăng đây là món ăn mà tổ phụ của chúng ta muốn chỉ rõ? Trong câu chuyện của sách Sáng Thế thiên thần đến với Abraham để loan báo cho tổ phụ lời hứa thần linh mà Isaac là mục tiêu. Abraham đứng gần các thiên thần trong bữa ăn và Sarah ở gần đó dưới lều. Nhưng Icon xem như không biết đến sự hiện diện của Abraham.

Món ăn dâng hiến cho các thiên thần và đặt để trên chiếc bàn cho thấy ý nghĩa vượt hẳn cử chỉ hiếu khách của tổ phụ. Ở đây không còn là Abraham và Isaac nữa chúng ta phải tìm ra một con bê sát tế một con khác với một ý nghĩa cao hơn. Sau này Thiên Chúa sẽ lệnh cho Aaron dâng một con bê non làm của lễ đền bù tội lỗi. (Lv 9,2-11), cùng một của lễ toàn thiêu sẽ nối kết một con bê và một con cừu cả hai không tì vết và được một tuổi (Lv 9,12). Sau này nữa là chính Đấng cứu thế trong một dụ ngôn sẽ kể lại người cha của đứa con hoang đàng sẽ giết một con bê cho bữa tiệc mà ông ta làm để mừng người con trở về như thế nào (Lc 15,23). Như vậy con bê của Icon là một dấu chỉ hiến tế và cứu độ. Qua đó Icon đem chúng ta gần lại với mầu nhiệm Cứu Rỗi.

Bởi ba từ ngữ Ba Ngôi, Nhập Thể, Cứu Độ không thể nào tách rời nhau. Cho dù bắt đầu gẫm suy một mầu nhiệm nào, gẫm suy về tác động của Thiên Chúa thì việc chiêm ngắm này (dựa trên không phải lí trí của chúng ta nhưng dựa trên Mạc Khải) sẽ mời gọi chiêm niệm mầu nhiệm khác do một nhu cầu nội tại nào đó về mầu nhiệm đó. Cuộc hành hương của ba thiên thần với chiếc gậy du hành của mình sẽ không đầy đủ nếu không đi đến Canvê. Do đó Icon gợi lên ý kiến của Ba Ngôi Vị nhắm đến việc cứu rỗi của nhân loại. Thay vì là một đĩa đặt trên một chiếc bàn thì đáng là một thập giá mà họa sĩ sẽ dựng lên giữa ba thiên thần một linh đạo về nhập thể hay về Ba Ngôi là dối trá nếu linh đạo đó không đặt để Máu của Đấng Cứu Độ ở trung tâm công trình cứu chuộc. Chính vì vậy mà đúng và rất gợi ý khi cây gậy của thiên thần thật sự rất mảnh khảnh xem như những sợi chỉ được tô màu đỏ. Bởi chính sợi chỉ đỏ thắm đó trước đây là một lời bảo đảm ơn cứu độ cho Raheb cô gái điếm (Gs 2,17.23). Nối kết sự yếu đuối của chúng ta với Máu đã đổ ra cho chúng ta.

Bây giờ khi chúng ta đã biết mục tiêu rõ ràng mà Icon tập trung sự chú ý trên ba thiên thần chúng ta hãy lưu ý đến sắc thái riêng biệt mà thái độ riêng của mỗi người muốn diễn tả phải nói là cả ba rất giống nhau, sắc thái của họ hầu như giống hệt nhau. Nhưng cái nhìn và cử chỉ của họ diễn tả cách riêng biệt mà mỗi người trong họ tiếp cận với mầu nhiệm cứu độ.

Thiên thần đối diện với khán giả ngồi ở đàng kia bàn đại diện cho Người Cha. Bàn tay của Ngài chỉ món ăn; muốn gợi lên của lễ muốn mời gọi. Nhưng cử chỉ bàn tay được diễn tả cách khẳng định hơn không phải là một cử chỉ mở nhưng là một cử chỉ kềm lại và xem như có thể rút lại. Lối nhìn đầy vẻ buồn xoay sang phía khác. Thiên thần ngồi trước bàn bên phải đối diện với khán giả đại diện cho Người Con cũng vậy, cái nhìn của Người Con buồn nhưng không xoay đi nơi khác. Trong khi chiếc đầu nghiêng nhẹ với dấu chỉ chấp nhận, cặp mắt vừa quyến rũ vừa buồn chết được – “tâm hồn thầy buồn đến chết được” (Mt 26, 36) Cặp mặt gắn chặt vào đĩa thức ăn. Bàn tay hướng về người kia; nhưng đây cũng vậy cử chỉ xem như nén lại và kềm hãm; nó không là do dự nó như là thăm dò mò mẫn. Toàn thái độ nói lên tiếng xin vâng tuân phục, cam chịu và đau đớn.

Thiên thần ngồi bên trái trước chiếc bàn đại diện cho Đấng Ủi An. Đây đúng là lúc phải nói là Đấng Ủi An hơn là Thần Khí bởi chính đây là Ngôi Ba chu toàn cách hết sức rõ ràng sứ vụ ủi an của mình. Đôi tay không trực tiếp hướng thẳng về đĩa thức ăn cho dù hai ngón tay của bàn tay phải xem như chỉ về đĩa thức ăn; đôi bàn tay cầm chiếc gậy mong manh màu đỏ một cách long trọng hướng về Con. Như cách chiếc gậy này được đưa đến cho Ngài để nói về hành trình trần thế và đầy máu tuôn trào. Cặp mắt nhìn đăm đăm vào khuôn mặt của Con, đôi mắt diễn tả nỗi ngao ngán. Sự chú ý của Ngôi Ba hoàn toàn và cách sâu xa đặt trọng tâm vào điều mà Người Con sẽ làm, toàn thể bản chất của thiên thần thứ ba thoát ra nỗi thông cảm và lòng thương xót cách thầm lặng.           

Ai có những khó khăn để tưởng về Thánh Thần như là Vị riêng tư với mình thì nên chiêm ngắm cách lâu dài thiên thần thứ ba này của Icon. Việc chiêm ngắm tổng thể này sẽ hữu hiệu cách đặc biệt để giúp hiểu được như thế nào là Ba Ngôi vừa là một vừa là khác biệt.

Đối với chiếc đĩa đặt trên bàn, ba thiên thần có một cử chỉ và một cái nhìn khác nhau nhưng có sự hài hòa tuyệt hảo – cùng một tiếng xin vâng – linh hoạt quyết định nội tâm của các Ngài. Ở đây không hề có thứ “điều khiển” từ bên ngoài áp đặt do một trong ba người. Chỉ đồng thuận nhất trí của cả ba đối với một đòi hỏi về lòng quảng đại, về sự tuân phục chung đối với một luật lệ của bản thể được thi hành cho đến hậu quả cuối cùng: “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu trao phó mạng sống mình” (Ga 15,13). Icon – cần hiểu rõ với nhau – diễn tả cách nhân hình hóa những thực tại “lòng thương xót, sự đau đớn…” mà người ta không thể gán cho Thiên Chúa theo ý nghĩa mà người ta vẫn gán cho con người; Ở đây, trên tranh vẽ chúng ta có những biểu tượng không thích hợp lắm nhưng chính ngôn ngữ thần thiêng đã thánh hóa chúng.

Một lưu ý cuối cùng là không có một cái gì có thể phân biệt diện mạo của ba thiên thần với nhau, nếu không phải là tương giao mà mỗi diện mạo diễn tả đối với “người kia”. Ở đây chúng ta có ba tính hào phóng không đối chọi nhau cũng không đặt kề nhau nhưng là “đặt để” diện mạo này với diên mạo kia – không phải đặt trước nhưng trong diện mạo kia, để nói được rằng trong tương giao yêu thương này mà mỗi Ngôi Vị “cảm thấy” tư cách riêng biệt của mình, tự khẳng định và được hạnh phúc của mình. Mỗi ngôi vị thần thiêng hướng về ngôi vị kia như phần cuối mà ngôi vị đó có được sự sung mãn của mình. Icon của Roublveb nhờ cho ta cảm nhận được mầu nhiệm Ba Ngôi, mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm yêu thương tối thượng mà bác ái của chúng ta đã xây dựng không thể theo kịp nếu không đón nhận được cảm hứng và định hướng từ Ba Ngôi.

André Roublveb không nhắm gửi lên những tư tưởng nhưng đúng là nhắm đến một lời cầu nguyện. Cuộc gặp gỡ của chúng ta với kiệt tác có tiếng nhất của ông ta chỉ có thể đạt được điều gì ông ta muốn nếu qua dịp tiếp xúc sâu xa với Ba Ngôi chúng ta lập đi lập lại phủ phục chính lời của Abraham với những vị khách thần thiêng này tại cánh đống Mandre: “Lạy Ngài nếu bây giờ tôi tớ Ngài có được ân ban dưới cặp mắt của Ngài thì xin Ngài đừng xa tôi tớ Ngài mà bỏ đi, tôi tớ Ngài cầu khẩn Ngài” (St16,3). Và nếu chúng ta đón tiếp chân thành với con tim của chúng ta Ba Ngôi Vị này, như Abraham chúng ta sẽ đón nhận được từ môi miệng của các Ngài sự cam đoan rằng kinh nghiệm hồng phúc này thay vì là một tình tiết riêng rẽ thì chúng ta một lần nữa sẽ được: “chắc chắn Ta sẽ trở lại với ngươi” (St 18,19).

Trích tập san Irenicon số 26, 1953. Được đăng trong Contact, số 116, 1981.

Elisabeth Quỳnh Giao, fmm chuyển ngữ.