Phải chăng chúng ta làm việc chỉ để kiếm tiền thôi sao?

Con người mỗi ngày đều bận rộn làm việc, mải mê theo đuổi lợi ích, sống cuộc sống lặp đi lặp lại, cuối cùng quên mất đi lý tưởng lúc ban đầu. Rốt cuộc, chúng ta làm việc là vì điều gì?

 

Con người mỗi ngày đều bận rộn làm việc, mải mê theo đuổi lợi ích, sống cuộc sống lặp đi lặp lại, cuối cùng quên mất đi lý tưởng lúc ban đầu. Rốt cuộc, chúng ta làm việc là vì điều gì?


Gutescu-Eduard-Romania-Entry-Open-Competition-Culture-2017-Sony-World-Photography-Awards

Con người mỗi ngày đều bận rộn làm việc, mải mê theo đuổi lợi ích, rốt cuộc vì điều gì: (Ảnh: Turizmus)

Có một lần, một bộ lạc ở châu Phi chào đón một đoàn tham quan du lịch từ nước Mỹ đến. Mặc dù những người trong bộ lạc chưa có nhiều khái niệm về thị trường, nhưng đối mặt với cơ hội kiếm tiền tốt như vậy, đương nhiên mọi người đều không thể bỏ qua.

Rất nhiều du khách, đều nhao nhao dừng lại mua sắm những chiếc mũ rơm đầy màu sắc. Khi đó, trong bộ lạc có một ông lão, ngồi nhàn nhã dưới gốc cây đại thụ, vừa hóng mát vừa bện mũ rơm. Bện xong ông liền xếp thành một hàng dài trước mặt du khách, để cho du khách có thể tùy ý lựa chọn.

Những chiếc mũ rơm của ông được tạo hình vô cùng khác biệt, hơn nữa màu sắc phối hợp cũng rất xảo diệu, có thể được coi là người “khéo tay đệ nhất”.

Ông lão luôn ngồi dưới bóng cây, nhàn nhã bện mũ rơm, thoạt nhìn không giống như đang làm việc. Nhìn dáng vẻ thảnh thơi của ông, giống như đang hưởng thụ từng phút giây của cuộc sống.

Lúc này, có một vị thương nhân, nhìn thấy ông lão bện mũ rơm, trong đầu lập tức tính toán, anh ta nghĩ: “Mũ rơm tinh mỹ như vậy, nếu như vận chuyển về nước Mỹ, nhất định sẽ bán được giá tốt, lợi nhuận ít nhất có thể gấp 10 lần”.

Ông lão, câu chuyện, bện mũ rơm,  

 

Nghĩ tới đây, anh ta không khỏi kích động, đi tới chỗ ông lão hỏi: “Ông à, chiếc mũ rơm này bao nhiêu tiền một cái vậy?”.

“10 đô một cái”, ông lão nhìn anh ta mỉm cười, rồi tiếp tục làm việc.

Thương nhân quá đỗi vui mừng, ước tính số tiền lời, anh ta thầm nghĩ: “Nếu như mình mua 100.000 chiếc mũ, trở về nước tiêu thụ, thì nhất định sẽ phát tài lớn rồi”.

Vị thương nhân vội nói với ông lão: “Nếu như tôi đặt mua khoảng 10.000 chiếc mũ, thì mỗi chiếc ông sẽ bớt cho tôi bao nhiêu?”.

Anh ta nghĩ rằng ông lão nhất định sẽ vô cùng sung sướng trước đề nghị này, nhưng thật không ngờ, ông lão lại cau mày nói: “Nếu như vậy, tôi sẽ bán mỗi chiếc mũ giá 20 đô”.

Vị thương nhân kêu lên khó hiểu: “Tại sao lại thế?”. Đối với anh ta mà nói, đây là chuyện lần đầu tiên mới gặp.

Ông lão nói: “Tôi ngồi dưới gốc cây này, không có áp lực phải bện mũ rơm. Với tôi mà nói, đây là một loại hưởng thụ. Nếu như anh muốn tôi phải bện 10.000 chiếc mũ rơm, vậy thì tôi phải dùng hết cả ngày cả đêm để làm việc, không chỉ mệt nhọc, còn trở thành gánh nặng tinh thần. Vậy chẳng phải anh nên trả cho tôi gấp đôi số tiền hay sao?”.

Câu nói của ông lão, khiến nhiều người tỉnh ngộ. Phải chăng chúng ta làm việc chỉ để kiếm tiền thôi sao? Đó là một vấn đề mà mỗi người chúng ta cần suy xét cẩn thận.

Công việc, khi không thể là một loại hưởng thụ, mà lại trở thành một vòng tuần hoàn lặp lại một cách đơn điệu, thì nó sẽ khiến cho người ta cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Chỉ có người thực sự yêu công việc, mới cảm thấy hạnh phúc với những điều mình đang dốc sức làm.

Tuệ Tâm biên dịch
Tinhhoa

Sưu tầm