Những phụ nữ không biết ngày 8/3

Ngày 8/3 về trên mỗi nẻo đường như nhiều hoa hơn. Nơi đâu cũng ngập tràn hương sắc cho ngày của phái đẹp.Thế nhưng, đi qua những con đường, những góc ngõ nhỏ, phơi nắng gió trên mỗi đoạn đường, mỗi con phố, những người phụ nữ đang tự lãng quên ngày của mình.

 

Những phụ nữ không biết ngày 8/3

 

Chưa bao giờ được tặng hoa vào ngày Quốc tế phụ nữ, quanh năm suốt tháng nhiều phụ nữ vùng cao heo hút hay ở vùng sông nước, biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải tần tảo mưu sinh.

Với phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi, ngay từ thuở nhỏ phải lên nương rẫy phụ giúp gia đình.

Ngay từ thuở nhỏ, các bé gái vùng cao Quảng Ngãi đã phải theo cha mẹ lên nương rẫy.

Phụ nữ huyện miền núi Ba Tơ gùi lúa sau khi thu hoạch trên nương rẫy vượt dòng suối chảy xiết về làng.

Phụ nữ ở xã Ba Lế, huyện miền núi Ba Tơ, gùi lúa sau khi thu hoạch trên nương rẫy vượt suối về làng.

Không chỉ bận rộn với công việc trên nương rẫy, hàng ngày, phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi còn vào rừng kiếm củi mang về nấu ăn cho gia đình.

Không chỉ bận rộn với công việc nương rẫy, hàng ngày phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi còn vào rừng kiếm củi mang về nấu ăn cho gia đình.

Địu con ngủ say trên lưng, chị Phạm Thị A ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ cần mẫn cắt lúa trên đồng.

Địu con ngủ say trên lưng, chị Phạm Thị A ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, cần mẫn cắt lúa trên đồng.

Phụ nữ xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà mang kính lặn săn, bắt cá trên dòng sông Re.

Phụ nữ xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà, mang kính lặn săn bắt cá trên dòng sông Re.

Ngâm mình suốt mình trong dòng nước Sông Trà cào don, nhủi hến mưu sinh.

Ngâm mình suốt ngày trong dòng nước Sông Trà cào don, nhủi hến mưu sinh.

Chồng đi biển, những người vợ ở huyện đảo Lý Sơn làm đủ thứ việc, nào là ra bến cảng mua cá bán lại ở chợ hay chèo thúng bắt cá cơm vùng biển gần bờ cải thiện thu nhập, nuôi con cái ăn học.

Chồng đi biển, những người vợ ở huyện đảo Lý Sơn làm đủ thứ việc, nào là ra bến cảng mua cá bán lại ở chợ hay chèo thúng bắt cá cơm vùng biển gần bờ cải thiện thu nhập, nuôi con cái ăn học.

Vào mỗi mùa tỏi, phụ nữ xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn phải xúc cát cho vào bao tải đội lên những đồi cao làm đất cho vụ mới. Trung bình mỗi ngày một phụ nữ ở xã này đội khoảng vài tạ cát từ bãi lên rẫy để thay đất trồng tỏi.

Vào mùa tỏi, phụ nữ xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, phải xúc cát cho vào bao tải đội lên những đồi cao làm đất cho vụ mới. Mỗi ngày phụ nữ ở xã này đội vài tạ cát từ bãi lên rẫy để thay đất trồng tỏi. Với họ, hạnh phúc giản đơn là cuộc sống gia đình không lâm vào cảnh túng thiếu, con cái học hành đàng hoàng.

Trí Tín (VNEXPRESS)

 

Những phụ nữ không cười ngày 8/3

 - Cuộc mưu sinh khiến nhiều người phụ nữ bắt đầu một ngày từ tờ mờ sáng, quảy gánh hàng rong cho đến khi đường phố lên đèn, thưa bóng người. Những thân phận chưa biết đến có một ngày gọi là Quốc tế phụ nữ. Có lẽ mong ước lớn nhất trong ngày 8/3 của họ là sẽ bán được nhiều hàng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về phụ giúp chồng, chăm lo cho con ăn học.

8/3 niềm vui đơn giản chỉ là bán được nhiều hàng hơn.

Với họ, ngày nào cũng là ngày phải bươn bả mưu sinh. Họ tất bật với những gánh hàng rong sờn vai áo, mồ hôi chảy dài trên những khuôn mặt đen sạm vì thời gian. Những chiếc xe đạp cũ kỹ, những chiếc rổ, đôi quanh gánh là “cần cầu cơm” nuôi cả mấy miệng ăn.

Nếu như ngày 8/3 biết bao phụ nữ được quây quần cùng gia đình trong một bữa cơm ấm áp, được nhận những bó hoa tươi tắn, những món quà ý nghĩa thì với những người phụ nữ bán hoa ở đây, việc đón chào 8/3 chỉ đơn giản là phải đi sớm hơn để có chỗ gửi xe, vì chợ đông. Họ bao giờ cũng đón 8/3 sớm hơn... 3, 4 hôm.

Những khóe mắt khẽ cười, nhưng chắc chắn đó không phải niềm vui vì ngày 8/3 họ sẽ được tặng hoa, tặng quà, mà đó là niềm mong mỏi một ngày mới buôn may, bán đắt.

Gánh nặng mưu sinh đè nặng trên vai.
Bà cụ lão đã 90 tuổi với gánh hàng rong gồng gánh mưu sinh
Từ trong những đống rác này là những ước mơ cho biết bao con trẻ
Những người bán hoa hiếm khi được nhận hoa vào ngày 8.3...
...với họ, 8/3 đơn giản chỉ là một dịp dễ kiếm tiền hơn...
...hoặc vất vả hơn vì phải dọn nhiều rác hoa…
 
 

Lê Nho Việt