“Kỹ nghệ” ép trái cây chín nhanh

Để mít, sầu riêng chín nhanh, người ta bơm hóa chất vào cuống. Với xoài, chuối thì ngâm quả vào dung dịch đã hòa với nước. Các loại trái cây khác thì phun hóa chất như phun sương… Chỉ cần xịt một chút thuốc, bắp chuối - nguyên liệu dùng làm nộm, gỏi..., sau ba ngày đã to đùng, láng mượt. “Dú ép” chuối, mít bằng hóa chất kích thích mủ cao su.

“Kỹ nghệ” ép trái cây chín nhanh

Những năm trước, các loại trái cây thường được ủ chín bằng phương pháp thủ công như ủ bằng rơm, lúa… Cách làm này nay đã dần đi vào “quên lãng”, thay vào đó người ta sử dụng một loại hóa chất đang bán trôi nổi trên thị trường.

Chín vàng sau một đêm

Ngày trước tôi thường thắc mắc với một số người bạn ở huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận), là những chủ vựa mít ở huyện này, sao ủ mít giỏi thế? Một vựa mít đủ các loại, trái già có, trái non có nhưng trái nào cũng được ủ chín sau khi chủ vựa thu gom từ các hộ trồng mít về. Câu hỏi này mới đây đã được sáng tỏ: các thực phẩm hiện nay đều chín nhờ hóa chất.

Chúng tôi đã có cuộc đi thực tế ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, là vùng trồng mít nhiều nhất tỉnh. Qua thăm dò được biết ở thị trấn Đức Tài có một cửa hàng vật tư nông nghiệp bán kèm hóa chất này nhưng không phải ai cũng mua được, chỉ có người quen thường mua thì chủ cửa hàng mới bán.

Tuy chưa đến vụ mít nhưng anh T. - người mà chúng tôi nhờ mua dùm - đến cửa hàng này mua chai hóa chất ủ trái cây chín vàng không gặp trở ngại gì vì lúc nào cửa hàng cũng có. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chai hóa chất không chỉ ủ mít mà có thể sử dụng ủ đủ thứ loại trái cây như: chuối, xoài, rầu riêng, sapôchê (hồng xiêm), nho, cà phê, chôm chôm, măng cụt, bơ… Công dụng của sản phẩm này được quảng cáo là làm cho trái cây chín nhanh, chín đều, chín đồng loạt và có màu sắc đẹp hơn so với chín tự nhiên hoặc ủ theo cách thủ công.

Chai hóa chất dùng để ép trái cây chín nhanh.
Chai hóa chất dùng để ép trái cây chín nhanh.

Anh Đ. - một người đã có nhiều năm làm nghề buôn mít ở thị trấn Đức Tài - tiết lộ, bí quyết làm cho mít, sầu riêng chín nhanh, múi mít, sầu riêng có màu vàng bóng cực bắt mắt đó là pha một lượng hóa chất này với nước ở mức độ nhất định, sau đó dùng vật nhọn đâm thủng cuống và bơm trực tiếp vào cuống mít hoặc sầu riêng. Chỉ qua ngày hôm sau trái cây sẽ chín đồng loạt 10 trái như 10.

Đối với chuối và xoài thì pha 10 - 25 ml (nếu muốn chín nhanh thì pha đậm hơn) cho 1 lít nước sau đó nhúng chuối hoặc xoài vào dung dịch đã pha với nước, khoảng 3 đến 5 phút vớt ra để khô, sau đó ủ qua đêm trái sẽ chín vàng. Đối với các loại trái cây khác cũng pha như trên nhưng phun sương cũng sẽ chín vàng tương tự.

Không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tẩm” hóa chất để trái cây chín vàng bắt mắt. Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” cũng bằng hóa chất này. Việc sử dụng hóa chất để ép chín và bảo quản trái cây khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.

Anh Đ. còn tiết lộ một loại hóa chất khác giống như viên thuốc, to bằng đồng tiền xu. Loại hóa chất này làm cho bắp chuối to hơn bình thường. Một viên hóa chất này pha với nước rồi phun trực tiếp vào bắp chuối trên cây, sau đó dùng rơm bó lại bằng túi nylon, vài ngày sau bắp chuối từ 2 kg có thể to lên 5 kg. Mỗi gói chỉ có giá 15.000 đồng nhưng phun được 10 bắp chuối. Hai loại hóa chất này hiện đang được sử dụng rất nhiều ở huyện Đức Linh.

Nhiều nông dân còn gọi hóa chất để làm bắp chuối to hơn bình thường là viên độc GA4, loại này bên dưới nhãn hiệu ProGibb T98 có một dòng chữ Gibberellic Acid 1g.96%. Tên của nhà sản xuất được ghi trên vỏ bao bì là “BIOCHEMICAL PRODUCTS”. Thành phần của thuốc được in “GA4 - A7 + 6BA”.

Những hóa chất cực độc

Loại hóa chất dùng ép trái cây chín nhanh ngoài vỏ chai ghi do Công ty TNHH sinh học HPH, ở thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Dung dịch trong chai có thể tích 0,5 lít, có dạng lỏng sệt, màu vàng như dầu ăn, mùi rất khó chịu. Trong thành phần của chai hóa chất này ghi là được sản xuất từ chất Ethephon (là chất dùng để kích thích mủ cao su).

Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng dùng Ethephon để kích thích cây cao su và chỉ có 12 công ty đăng ký, không có tên Công ty HPH hay Viện Sinh học nhiệt đới. Đặc biệt, hóa chất này cũng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Quyết định 867/BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y tế. Theo đó, các nghiên cứu khoa học về độc tính của Ethephon chỉ ra rằng chất này gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ. Hóa chất này còn tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da.

Bơm hóa chất như thế này, ngày hôm sau trái mít sẽ chín.

Theo Thông  tư số  10/ 2012/ BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật  được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và  cấm sử dụng ở Việt Nam thì hoàn toàn không thấy có hoạt chất GA4 trong danh mục được lưu hành.

Trong phần danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng chỉ có hoạt chất Gibberellic acid (GA3) được phép lưu hành để kích thích sinh trưởng các loại cà phê, lúa, bông vải… Tuy nhiên, dù cho phép hoạt chất GA3 được lưu hành nhưng người sử dụng luôn được khuyến cáo sử dụng đúng liều lượng, không vượt 0,15mg/kg đối với trái cây và phải cách ly từ 5 đến 7 ngày mới được thu hoạch sản phẩm.

Hiện trong danh mục chỉ có Công ty Hóa phẩm Thiên Nông đăng ký hoạt chất Gibberellic acid (GA3) kích thích sinh trưởng. Đối với viên GA4 (dùng để kích thích bắp chuối to hơn bình thường) không nằm trong danh mục được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, nên cần phải có cơ quan chức năng kiểm định thì mới biết được độc hại của loại hóa chất này.

Nguồn Dân trí

"Thần dược” vỗ béo bắp chuối

Tháng 10-2012, trong chuyến công tác đến huyện Đức Linh (Bình Thuận), chúng tôi nhận được thông tin gần đây một số hộ dân trồng chuối ở khu vực đê bao kéo dài hơn chục cây số trên sông La Ngà đi qua các xã Nam Chính, Đức Tín, Đức Chính và hai thị trấn Võ Xu, Đức Tài đang sử dụng một “thần dược” bí mật để vỗ béo bắp chuối.

Săn tìm “thần dược”

Bắp chuối là phần hoa chuối chưa trổ buồng hoặc đã trổ buồng nhưng chưa trổ hết. Đây là một món rau dân dã rất được người Việt ưa chuộng với vị chát, ngọt đặc trưng. Hưng, một nông dân ở xã Nam Chính (Đức Linh), cho biết trong một lần đi bẫy chim ở đê bao, anh vô tình phát hiện một người trồng chuối đang sử dụng công nghệ này nên đã lén nhặt vỏ bao thuốc mang về tìm hiểu và sử dụng thử. Đây là dạng viên sủi bọt, chỉ cần bỏ một viên vào bình xịt cầm tay với khoảng một lít nước là đủ dùng cho khoảng hơn một chục bắp chuối.

Từ nhãn hiệu trên vỏ bao bì, chúng tôi dò ra nơi cung cấp “thần dược” này là cửa hàng bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Hiền Lân (thị trấn Đức Tài, trung tâm huyện lỵ Đức Linh). Tại đây, chúng tôi dễ dàng mua được một viên “thần dược” mà nông dân gọi nôm na là viên độc Ga4 với giá 15.000 đồng. Bên dưới nhãn hiệu ProGibb T98 là dòng chữ Gibberellic Acid 1g.96%. Tên của nhà sản xuất được ghi trên vỏ bao bì là “BIOCHEMICAL PRODUCTS”. Thành phần của thuốc được in “Ga4 - A7 + 6BA”, ngày sản xuất tháng 1-2010, hạn sử dụng đến tháng 1-2013.
.Trên bao bì ghi rõ thành phần thuốc từ Ethephon, một chất độc gây hại cho sức khỏe con người.

Xịt một phát, rau má thành lá sen

Muốn sử dụng thuốc này, bắp chuối phải còn sống trên cây. Dùng viên độc Ga4 hòa tan với nước phun đều lên khắp bề mặt bắp chuối, sau đó dùng rơm quấn chặt lại rồi dùng bao trùm kín. Khoảng ba ngày sau, mở “niêm phong” là có ngay quả bắp chuối to đùng, láng mượt, căng tròn nhìn rất bắt mắt. Thông thường người bán bắp chuối thường bán sa cạ, bắp chuối nhỏ giá 10.000 đồng, bắp lớn giá gấp đôi. “Một viên Ga4 có thể dùng cho hơn chục bắp chuối, sau khi trừ tiền thuốc 15.000 đồng thì vẫn còn lời chán” - Hưng tính toán.

 
Đong thuốc vào bình chuẩn bị “tắm”cho chuối.
 
Xịt “thần dược” lên bắp chuối khi còn trên cây, sau đó bó rơm lại chờ kết quả

Cũng theo Hưng, viên độc Ga4 xứng danh là “thần dược” bởi ngoài việc “vỗ béo” bắp chuối, nhiều người trồng rau còn dùng để xịt lên rau muống, rau cải trước khi thu hoạch hai ngày. Nhờ đó, cọng rau muống dài và to hơn còn lá rau cải rộng hơn lại xanh mượt nhìn rất bắt mắt. Đặc biệt, Hưng cho biết trong một lần xịt thử vạt rau muống sau nhà để xem thử công dụng của viên độc Ga4, còn dư một ít thuốc trong bình anh tạt đại lên đám rau má mọc dại cạnh đó. “Hai ngày sau, những lá rau má nhỏ xíu trước đây giờ có lá to bằng cả… lá sen” - Hưng rùng mình kể lại.

Hóa chất trôi nổi

Theo Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22-2-2012 của Bộ NN&PTNT, ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn không có hoạt chất Ga4 trong danh mục được lưu hành. Trong phần danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng chỉ có hoạt chất Gibberellic acid (Ga3) được phép lưu hành để kích thích sinh trưởng các loại cà phê, lúa, bông vải….

Tuy nhiên, theo kỹ sư Trần Minh Tân, Trưởng phòng Kỹ thuật - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, dù hoạt chất Ga3 được phép lưu hành nhưng người sử dụng luôn được khuyến cáo sử dụng đúng liều lượng (không vượt 0,15 mg/kg đối với trái cây) và phải cách ly 5-7 ngày mới được đưa đi tiêu thụ. Đây là hoạt chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào hoạt chất độc hại cấp 3, tuy chứa ít chất độc nhưng sẽ rất nguy hiểm cho con người nếu dùng quá liều, vô tội vạ. Riêng đối với viên độc Ga4 mà phóng viên phản ánh thì đây là hàng trôi nổi, cần phải có xét nghiệm mới có thể kết luận được.

“Dú ép” chuối, mít bằng hóa chất kích thích mủ cao su

Ở cửa hàng Hiền Lân (thị trấn Đức Tài, Đức Linh, Bình Thuận) cũng có bán sản phẩm làm chín trái với giá 38.000 đồng/bình 500 ml do Viện Sinh học nhiệt đới và Công ty TNHH Sinh học HPH ở 327/37 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM sản xuất.

Đây là loại thuốc dạng lỏng, sệt, có màu vàng như dầu ăn, mùi rất khó chịu. Theo một người dân ở thị trấn Đức Tài, chỉ cần pha một nắp hóa chất này với một lít nước rồi “tắm” đều cho buồng chuối non rồi mang đi ủ. Chỉ sau một đêm, buồng chuối non đã chín vàng rực. Đối với mít, chỉ cần đục một lỗ ngay cuống, sau đó tiêm thẳng vào khoảng 5 cc thuốc, hôm sau sẽ có một trái mít chín với màu sắc rất đẹp. Do mít non có vị nhạt những thương lái ở Đức Linh luôn chọn mít già để tiêm thuốc làm cho mít chín nhanh, đều mà người ăn vẫn cảm nhận được độ ngọt, thơm của mít.

Trong thành phần của bình thuốc này có ghi rõ được sản xuất từ chất Ethephon, là chất dùng để kích thích mủ cao su. Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng, có 12 công ty đăng ký dùng Ethephon để kích thích cây cao su nhưng hoàn toàn không có tên Công ty HPH hay Viện Sinh học nhiệt đới. Đặc biệt, hóa chất này cũng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Quyết định 867/BYT ngày 4-4-1998 của Bộ Y tế. Ông Trần Minh Tân khẳng định đây là thuốc lưu hành lậu.
 
 
Thận trọng với “kỹ nghệ” ép trái cây chín nhanh...

Chín vàng sau một đêm

Không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tẩm” hóa chất để trái cây chín vàng bắt mắt. Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” cũng bằng hóa chất này. Việc sử dụng hóa chất để ép chín và bảo quản trái cây khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao. 

Qua tìm hiểu được biết, chai hóa chất làm chín nhanh này không chỉ ủ mít mà có thể sử dụng ủ đủ thứ loại trái cây như: chuối, xoài, rầu riêng, sapôchê, nho, cà phê, chôm chôm, măng cụt, bơ… Công dụng của sản phẩm này được quảng cáo là làm cho trái cây chín nhanh, chín đều, chín đồng loạt và có màu sắc đẹp hơn so với chín tự nhiên hoặc ủ theo cách thủ công.

 

 

Chai hóa chất dùng để ép trái cây chín nhanh.

Bí quyết làm cho mít, sầu riêng chín nhanh, múi mít, sầu riêng có màu vàng bóng cực bắt mắt đó là pha một lượng hóa chất này với nước ở mức độ nhất định, sau đó dùng vật nhọn đâm thủng cuống và bơm trực tiếp vào cuống mít hoặc sầu riêng. Chỉ qua ngày hôm sau trái cây sẽ chín đồng loạt 10 trái như 10.

Những hóa chất cực độc

Loại hóa chất dùng ép trái cây chín nhanh ngoài vỏ chai ghi do Công ty TNHH sinh học HPH, ở thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Dung dịch trong chai có thể tích 0,5 lít, có dạng lỏng sệt, màu vàng như dầu ăn, mùi rất khó chịu. Trong thành phần của chai hóa chất này ghi là được sản xuất từ chất Ethephon (là chất dùng để kích thích mủ cao su).  

Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng dùng Ethephon để kích thích cây cao su và chỉ có 12 công ty đăng ký, không có tên Công ty HPH hay Viện Sinh học nhiệt đới. Đặc biệt, hóa chất này cũng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Quyết định 867/BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y tế. Theo đó, các nghiên cứu khoa học về độc tính của Ethephon chỉ ra rằng chất này gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ. Hóa chất này còn tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da.  

Theo Thông  tư số  10/ 2012/TT - BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật  được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và  cấm sử dụng ở Việt Nam thì hoàn toàn không thấy có hoạt chất GA4 trong danh mục được lưu hành.  

Trong phần danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng chỉ có hoạt chất Gibberellic acid (GA3) được phép lưu hành để kích thích sinh trưởng các loại cà phê, lúa, bông vải… Tuy nhiên, dù cho phép hoạt chất GA3 được lưu hành nhưng người sử dụng luôn được khuyến cáo sử dụng đúng liều lượng, không vượt 0,15mg/kg đối với trái cây và phải cách ly từ 5 đến 7 ngày mới được thu hoạch sản phẩm.

Hiện trong danh mục chỉ có Công ty Hóa phẩm Thiên Nông đăng ký hoạt chất Gibberellic acid (GA3) kích thích sinh trưởng. Đối với viên GA4 (dùng để kích thích bắp chuối to hơn bình thường) không nằm trong danh mục được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, nên cần phải có cơ quan chức năng kiểm định thì mới biết được độc hại của loại hóa chất này.

PHÁT HIỆN TRÁI CÂY TRUNG QUỐC

Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm.

Khi người tiêu dùng có xu hướng “tẩy chay” trái cây Trung Quốc (TQ), người bán đánh tráo xuất xứ trái cây TQ thành hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand…

Theo bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức – TP.HCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15-20% tổng lượng trái cây về chợ, 50% trong đó là hàng TQ. Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm.

Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây TQ có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên.

 

Cam: Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam TQ trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

Quýt: Quýt TQ vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt TQ vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

Nho: Nho TQ to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Táo: Táo TQ quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi). Táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh…

Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải “xử lý” chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn). Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

Theo Người Lao động