Giao Lưu Văn Hóa Việt-Phi

We are companions on the journey, breaking bread and sharing life. And in the love we bear is the hope we share, for we believe in the love of our God, we believe in the love of our God.

Đó là bài hát mở đầu cho buổi giao lưu văn hóa Việt - Phi của miền Đà Lạt chúng em.

118287548_618183712220359_7774791851963024676_n.jpgLúc 14h30 tất cả các chị em từ 3 cộng đoàn miền Đà Lạt và có thêm chị Thiên An thuộc CĐ Vinh đã tụ họp đông đủ. Sau lời nguyện bắt đầu, chị Maria Yến chào hỏi và trình bày mục đích của buổi giao lưu văn hóa. Sau đó Sister La Belle đã thay mặt cho Seour Giám Tỉnh và các chị em Tỉnh Dòng Phi Luật Tân để chia sẻ về lịch sử, văn hóa và Tỉnh Dòng Phi.

            Lịch sử Philipines:

  • Được đặt tên theo vị Vua Tây Ban Nha. Philipine đã trờ thành thuộc địa của Tây Ban Nha hơn 333 năm và ảnh hưởng văn hóa của Tây Ban Nha. Sau đó trở thành thuộc địa của Mỹ 48 năm và của Nhật 3 năm 7 tháng.
  • Ý nghĩa lá cờ:

Cờ Philippines có hai màu đặc trưng là màu đỏ và màu xanh dương. Gắn liền với hai màu này là một tam giác đều nền trắng, có hình mặt trời mọc màu vàng chính giữa tam giác với tám tia sáng. Những tia này đại diện cho các tỉnh của đất nước Philippines.

+ Màu trắng: Biểu tượng của sự giải phóng, bình đẳng và huynh đệ

+ Màu xanh: Biểu tượng của bình an, sự thật và công lý

+ Màu đỏ: Biểu tượng cho lòng yêu nước và dũng cảm

+ 3 ngôi sao: Diễn tả 3 đảo chính của Đất nước

+ 8 viền mặt trời: Biểu tưởng cho 8 tinht mạnh nhất đứng lên chống Tây Ban Nha

Philipines độc lập vào ngày 12/06/1898.

Phi là một quần đảo với 7641 đảo (2017) với dân số là 109 609 084 người (2020).

Ngôn ngữ: Có 175 ngôn ngữ khác nhau, nhưng tiếng phổ thông là tiếng Filipino (Tagalog) và tiếng Anh.

Vì giai đoạn phát triển ngành giáo dục của Phi nhằm vào thời Mỹ cai trị, nên hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Mỹ.

Văn hóa và giá trị:

  • Tôn giáo hơn 86% là Công Giáo. Họ có chiều sâu đức tin và luôn tâm niệm rằng Chúa luôn ở đó với họ.
  • Người Phi có truyền thống gia đình giống Việt nam. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương và quây quần bên nhau.
  • Người nhỏ tuổi thường xin người lớn đặt tay lên trán mình để chúc lành. Người dân quan niệm rằng các Cha và các Seours là sự chúc lành nên dù người già hay người trẻ đều xin các Ngài đặt tay lên đầu.
  • Họ rất hiếu khách, tất cả mọi sự đều nhường cho khách, không có tiền cũng đi mượn về đãi khách để làm sao cho khách cảm thấy tự do mà không cảm thấy cô đơn.
  • Người Phi vẫn còn nhiều người nghèo khổ nhưng vẫn luôn vui vẻ lạc quan.
  • Người Phi luôn can đảm để chiến đấu cho sự thật và công lý khi bầu cử Tổng Thống hoặc biểu tỉnh thì các linh mục và tu sĩ nam nữ luôn luôn đứng đầu cầm tràng chuỗi để bao bọc họ.
  • Lễ Giáng tại Phi Luật Tân bắt đầu từ cuối tháng 8, tháng 9 bắt đầu mở nhạc. Họ mừng lễ Giáng sinh khoảng 4 tháng. Có lẽ mùa Giáng sinh ở Phi Luật Tân là dài nhất trên thế giới. Vì họ bắt đầu trước lễ Giáng sinh chín ngày và kéo dài đến Chúa Nhật thứ III của tháng Giêng.

Tỉnh dòng Philippines:

Vào năm 1911, vì nhu cầu mục vụ tại Giáo phân Lipa nên Đức Giám Mục Joseph Petrelli đã gửi Linh mục Gustave Petrelli đi Châu Âu để tìm các nữ tu nói tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. Cha Petrelli đã đến Paris gặp Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMM - Mẹ Marie de la Redemption. Cảm thấy mệt mỏi nên Mẹ đã gửi thư ký của mẹ là M.M. Jeanne, để tiếp khách với lời nhắn ngắn gọn rằng: Hiện tại, yêu cầu của Giám Mục không thể đáp ứng được vì các Soeur đã được gửi đến các nơi cần ưu tiên. Thất vọng nên Cha Petrelli đứng dậy định rời đi nhưng phát hiện ra chiếc vali của mình đã bị mất. Ngày hôm đó, một số nhóm các Soeur đi truyền giáo ở Anh đã lấy nhầm vali của Cha. Mặc dù rất mệt nhưng Mẹ Marie de la Redemption đã đến phòng khách để xin lỗi. Nhân cơ hội này Cha Petrelli đã nhắc lại yêu cầu của vị Giám Mục. Sau đó, Mẹ đã thay đổi quyết định và hứa sẽ gửi 6 chị em đến Philippines. Vào ngày 13/11/1912, Mẹ đã gửi 12 chị em thay vì 6 như đã hứa ra đi truyền giáo tại Phi Luật Tân.

Vì thế, các con cái của Mẹ Maria De La Passion hiện diện được ở Phi Luật Tân như ngày nay là nhờ vào câu chuyện lạc mất vali của Linh mục Gustave Petrelli.

 

Kết thúc những lời chia sẻ của sister LaBell là bài hát việt nam mang tựa đề “ Việt nam Quê Hương Tôi” để chuẩn bị sang phần giới thiệu văn hóa, lịch sử và tỉnh dòng FMM Việt Nam.

Kết thúc buổi chia sẻ là bựa tiệc đơn sơ do sister Hồng Vân Fmm cùng một số chị em cộng tác làm cho bầu khí thêm vui tươi. Không dừng lại ở đó, chị em còn góp vui các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” thể hiện tình liên đới giữa 2 tỉnh dòng.

Tạ ơn Chúa và cám ơn sự cởi mở, chân thành của sister LaBell cùng tất cả các chị em, qua buổi giao lưu này chúng em cảm nhận được sự hoạt động và làm việc của Chúa qua các giai đoạn lịch sử của 2 tỉnh dòng, chúng em hiểu tỉnh dòng Phi nhiều hơn, hiểu được con người, văn hóa và cách sống của họ để rồi cho chúng em thêm kinh nghiệm hướng tới việc sát nhập miền trong tương lai.

Trên đây là một số chia sẻ của cộng đoàn Hiển Linh chúng em.

Nguyện xin Chúa ban  nhiều ơn lành hồn xác trên chị Giám Tỉnh cùng tất cả quý chị em trong tỉnh dòng.

Chị em cộng đoàn Hiển Linh