HIỆP HỘI FMM Ý - GIÁO DỤC TRONG TÌNH YÊU CHO MỘT NHÂN LOẠI MỚI

Trong một cuộc họp quốc gia có sự tham dự của các thành viên của Hiệp Hội FMM thuộc Tỉnh Dòng Ý, chúng tôi đã có cơ hội tham gia vào một cuộc hội thảo rất thú vị của Giáo sư Marco Guzzi từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 về Tông Huấn của Đức Giáo hoàng Phanxicô về tình yêu trong gia đình "Amoris Laetitia".

HIỆP HỘI FMM Ý - GIÁO DỤC TRONG TÌNH YÊU CHO MỘT NHÂN LOẠI MỚI ĐẶT NỀN MÓNG TRÊN CHÚA KITÔ

Giáo sư Marco Guzzi là một triết gia và nhà thơ, chắc chắn là một trong những người trí thức được quan tâm nhất trong số những người giáo dân Công giáo ở nước Ý đương đại. Tác phẩm của ông hướng tới nghiên cứu nhân chủng học về một loại nhân cách mới để trả lời cho cuộc khủng hoảng lớn mà thế giới ngày nay đang trải qua. Guzzi đang đề xuất một con đường đi tới việc giải phóng khỏi hận thù và tái sinh hòa bình để trình bày cho toàn thể nhân loại (thậm chí đối với những người không có niềm tin) và điều đó ngang qua kinh nghiệm đời sống Kitô giáo.

Chủ đề chính của hội thảo là "Amoris Laetitia", là kết quả lôgíc của chương trình đọc sách mà các nhóm FMM giáo dân khác nhau đã thực hiện trong năm mục vụ, theo đoàn sủng sáng lập của Hội Dòng, được phát triển bởi Mẹ Marie de la Passion.

Ngày nay, loại hình hôn nhân nào đang quằn quại trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng? Có phải hôn nhân Kitô giáo ngày nay được xem như là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi? Hay nó được xem như là một cuộc hôn nhân gia trưởng, trong đó người phụ nữ ở trong tình thế phải phục tùng một cách hèn hạ? Trong trường hợp thứ hai, khả năng đối thoại và tương quan là rất ít và khía cạnh tính dục của mối quan hệ này rất ngọt ngào (với sự tôn trọng Thánh Kinh) bằng cách giải thích giảm bớt, một mặt là từ các giáo phụ, và mặt khác được lấy từ thần học luân lý. Khái niệm này không còn được chấp nhận trong thời đại ngày nay, nhất là ở thế giới phương Tây.

Đây là một chủ đề phức tạp và rất hợp thời đại. Về vấn đề này, ý hướng làm mới lại hôn nhân Kitô giáo có liên quan mật thiết đến việc khám phá lại ý nghĩa thiêng liêng sâu xa của nó, với giá trị của nó như một kinh nghiệm thần bí (tác giả này thích định nghĩa hôn nhân như một "tác phẩm nghệ thuật"). Cuộc khủng hoảng trong hôn nhân tôn giáo trên thực tế đã xuất hiện như là kết quả của cuộc khủng hoảng đức tin và việc lãnh nhận các bí tích: một cuộc khủng hoảng mà Guzzi mời gọi chúng ta nhìn vào một cách tích cực. Đây có thể là thực tế một giai đoạn tăng trưởng từ đó chúng ta có thể lợi dụng nhằm tiếp tục đề xuất những thay đổi và đổi mới sự khởi xướng Kitô giáo của chúng ta.

Bước đầu tiên bao gồm học cách yêu thương và tôn trọng bản thân; chỉ khi đó người ta có thể yêu người khác, và người phối ngẫu của họ. Đây là việc tâm lý bên trong nơi mà người ta quay trở về để chăm sóc cho linh hồn. Hôm nay trên thực tế, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề lớn trong việc đồng hành mục vụ với các cặp vợ chồng trong các giáo xứ. Cho dù các linh mục hay người giáo dân, dường như không ai đề xuất một con đường khởi sự mới trong đức tin đối với các cặp vợ chồng tham gia, cũng không có một chương trình hỗ trợ và đối thoại. Nó thường xảy ra là những người làm mục vụ tập trung vào các quy tắc của Giáo Luật hoặc luật dân sự khi họ đứng trước những cặp vợ chồng có nhiều rạn nứt và những câu hỏi cụ thể được đặt ra bởi các cặp vợ chồng trẻ.

Cách đào tạo này tạo nên một sự ngăn cách hoặc sự xa lánh, vì thế khi một cặp vợ chồng tín hữu rơi vào khủng hoảng họ gần như không bao giờ quay trở lại với việc đồng hành mục vụ. Trong những năm gần đây, sự thực là có một số điều đang thay đổi trong một số giáo phận nhất định, và Giáo hội toàn cầu phải khẩn trương suy nghĩ về một số phương pháp chung để đề xuất cho tất cả các cộng đồng tín hữu khắp thế giới, vì người giáo dân có thể ảnh hưởng đến xã hội và chính trị để tạo ra các mô hình sống phù hợp với sự phát triển hài hòa của đời sống gia đình.

Những điểm trên đây và nhiều điểm khác xuất hiện trong "Amoris Laetitia", trong đó Đức Giáo hoàng Phanxicô khẳng định chắc chắn rằng quyết định kết hôn phải là kết quả của sự biện biệt ơn gọi được đồng hành bởi toàn thể cộng đoàn, nó bao gồm không phải nhắm nhiều đến việc có thể cởi mở để cho phép các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn Rước Lễ, nhưng khái quát hơn nhắm đến quan niệm về mức độ của tội, của sự phân định cẩn thận và bao dung, gồm tất cả những điều ấy trong khi vẫn bảo vệ vững chắc luật lệ.

Nhóm hội viên giáo dân FMM đã lắng nghe ý kiến ​​của hội nghị và đã tham gia tích cực vào cuộc thảo luận tiếp theo, thu lượm được rất nhiều điều từ chủ đề này vì nó hiện đang xảy ra và phổ biến rộng rãi trong những ngày này. Họ học hỏi để làm chứng cho những vấn đề mà họ kinh nghiệm trong chính cuộc sống của mình và trong cuộc sống của những người trẻ tuổi mà họ biết, những người thường giữ khoảng cách với cuộc sống hôn nhân. Marco Guzzi đã đề nghị một cuộc gặp gỡ vào buổi tối sau bữa ăn cho một cuộc đối thoại không chính thức, và ý tưởng của ông được đồng lòng hoan nghênh. Những câu hỏi làm cho chúng tôi hiểu rõ hơn và đi sâu hơn, và những suy tư trồi lên từ một ngày làm việc rất thú vị, liên quan đến tất cả những người tham gia. Sự thông minh, sự nhiệt tình và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của diễn giả làm cho tất cả chúng tôi tỉnh thức, cho dù có sự mệt mỏi sau ngày làm việc.

Dựa vào những đề nghị trên, đó là, nhu cầu yêu chính bản thân, giải phóng mình khỏi ý tưởng riêng của cá nhân để uốn mình cách khiêm nhường với tác động của Chúa Thánh Thần để khám phá ra các công cụ mới hữu ích cho việc Tân Phúc Âm hóa, và trong mối liên hệ với buổi hội thảo trên về Tông huấn "Amoris Laetitia", giáo sư Guzzi (cùng với Paola, người vợ xinh đẹp và cộng tác viên) đã dẫn dắt toàn bộ khán giả vào trong sự khám phá phương pháp nằm ở nền tảng của "Những Nhóm Tự Do Nội Tâm”, ông đã thành công trong việc tạo ra và tổ chức nhiều năm tại một số quốc gia và trên trang Web, một phương pháp được gọi là "Trao ban sự bình an cho chính mình". Điều này có nghĩa là thay đổi bản thân mình và cho chính mình sự bình an, để Chúa Thánh Thần có thể đến với tôi: để suy niệm và hiện diện trước mặt Thiên Chúa. Để làm được điều này đòi hỏi nhiều mức độ từ bỏ khác nhau, trong đó có đưa vào các yếu tố tâm lý học của thế kỷ XIX và XX, các kỹ thuật chiêm niệm đặc trưng của các tôn giáo lớn ở Đông phương, và các truyền thống giáo phụ và tu sĩ của các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, cả ở Phương Đông và phương Tây.

Luigi Finocchietti – Roma