Lập Nhà Đầu Tiên ở Madagascar

Chính trong bối cảnh căng thẳng về chính trị cũng như tôn giáo mà những chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đầu tiên đã đặt chân đến Madagascar. Cho đến thời điểm đó, Madagascar thuộc quyền bảo hộ của Pháp và nay đã trở thành thuộc địa Pháp vào năm 1896. Những mối tương quan giữa chính phủ Pháp thông qua toàn quyền Pháp và các giám mục đôi khi rất phức tạp và khác nhau về quan điểm…

Vì vậy, chính trong bối cảnh đó, Bộ Trưởng Bộ Thủy Quân Lục Chiến, Đô đốc de Cuverville, đã gửi một phái viên là Đại úy de Vaisseau Lormier, đến liên hệ với các chị em Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ ở Impasse Reille tại Paris. Mẹ Marie de la Garde đã vội vã chuyển những đề nghị cụ thể này cho Bề Trên Tổng Quyền, Mẹ Marie de la Passion ở Rôma.

Không có gì làm lay động trái tim Mẹ Marie de la Passion như lời đề nghị này. Chẳng phải mẹ đã nói rằng: "Tôi sẽ không bao giờ từ chối mở một trại phong, cho dù nó có làm khó khăn ngại ngùng đến mấy"[1]. Vào tháng 10 năm 1898, văn thư đã được gửi tới Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa.

Sau rất nhiều nỗ lực và vài mối lo ngại, ngày 29 tháng 1 năm 1900, Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa đã gọi cho chị em FMM ở Impasse Reille. Mẹ Marie de la Redemption đã đến gặp Tổng Trưởng và sau đó đã gửi một lá thư dài báo cáo tình hình cho Mẹ Marie de la Passion trong cùng ngày. Sự hiện diện của chị em FMM chắc chắn mang lại niềm hy vọng cho bệnh nhân phong, nhưng một vấn nạn quan trọng khác lại nảy sinh, như việc chọn nơi đặt nền móng và vì các linh mục thuộc hội Truyền Giáo cũng hiện diện ở đó. Thật ngạc nhiên khi thăm dò về địa điểm chính xác để xây dựng bệnh viện phong, mẹ Marie de la Redemption đã nhận ra rằng Ambohidratrimo chỉ cách Tananarive vài cây số, đó là trung tâm của đất nước, trong khu vực truyền giáo của các cha Dòng Tên đến từ Toulouse, các cha chuyên phụ trách các sứ mạng truyền giáo ở Madurai và Madagascar.

Lần này dự án có vẻ khá an toàn nhưng vấn đề là việc đương đầu với các cha Dòng Tên: “Làm gì đây? Thật đáng thương khi chỉ có hiện diện ở đó. Nhưng có lẽ đó là kế hoạch của Chúa nếu điều đó sẽ hàn gắn cho sự hòa giải chăng? ”

[…] Quân bài đã được tung ra, Cứ tiến tới cho dù điều gì có thể xảy ra. Trong các bước làm việc với chính quyền, và để luôn chuẩn bị sẵn sàng khi thời cơ đến, đây là thời gian cao điểm để nghĩ đến việc các tu sĩ có khả năng chịu đựng sẽ được gửi đến đó. Năm chị em đã được đề cử, tất cả đều là người Pháp. Mẹ Bề trên, Marie de N.D. des Miracles, 32 tuổi. Mẹ đã có một số kinh nghiệm, từng phụ trách ở Carthage, rồi ở Gooreind và bây giờ là ở Vanves. Mẹ Phụ tá, Marie du Saint Nom de Jésus, vẫn còn là một khấn tạm, gần 26 tuổi. Mẹ đã làm nhà tập ở Roma gần bên Mẹ Marie de la Passion. Sau đó là Sơ Marie de Saint Matthieu, người đã đi qua Carthage và Sơ Marie Petronille đã có kinh nghiệm trong việc đi bán hàng và Sơ Marie du Bienheureux Chanel. Ngày 1 tháng 6 năm 1900, Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa đã gởi một lá thư thông báo cho chị em ngày khởi hành sắp tới.

Vào ngày 8 tháng 6, lễ tiễn chân đã được tổ chức tại nhà nguyện Impasse Reille với sự hiện diện của Mẹ Marie de la Passion. Những chị em sáng lập sẽ lên đường đến một đất nước xa xôi, nhưng trên hết là cho một giáo phận nơi tình huống dường như còn rất khó khăn. Mẹ đã nhấn mạnh việc bỏ lại những lời dặn dò mà mẹ đã viết ra thành văn bản, sau đó, tuân theo sự gìn giữ của họ, áp dụng các bước thực hành vệ sinh và tôn trọng nguyên tắc thư tín. Ngày ra đi đang đến gần, đây là những giây phút gần gũi thân thương cuối cùng của mẹ Marie de la Passion với các con của mình. Đầu giờ chiều ngày 19 tháng 6, con tàu Natal rời đi chậm rãi và chị em ra đi “có thể nhìn thấy chiếc váy trắng của Mẹ trong thời gian khá lâu, trong khi bàn tay Mẹ vẫy chào từ biệt và ban phúc lành cuối cùng cho chị em”[2].

Tướng Gallieni

 […] Ngày 9 tháng 7 - chính ngày lễ bảy chị thánh tử đạo ở Trung Quốc - con tàu Natal đến Tamatave và năm chị em cuối cùng cũng đặt chân lên mảnh đất Malagascar. Thật an tâm khi nhìn thấy hai nữ tu Dòng Thánh Giuse thành Cluny đang chờ đón chị em và đưa chị em đến Bệnh Viện Hàng Hải. Sự chào đón của các Sơ dành cho chị em đầy tình huynh đệ và trân trọng. Bên cạnh đó, chị em nhận thấy “sự chào đón thật chân thành vớ đức ái cao nhất” ở khắp mọi nơi.

Hành trình dài của chị em kết thúc bằng chuyến đi bằng kiệu được vận chuyển trên chiếc ghế di động (filanjana). Vào sáng sớm ngày 17 tháng 7, sau khi Mẹ Bề trên của bệnh viện giải quyết xong một vấn đề nhỏ, họ đã lên đường đến Tananarive với 60 bouirjanes và 40 nhân viên khuôn vác! “Bạn phải thấy rằng chúng tôi được đặt ngồi trên những chiếc kiệu, vui vẻ và vô tư như thể phương tiện di chuyển này khá quen thuộc với chúng tôi…”.

Chặng đường đi quang cảnh tuyệt đẹp, “Cây cỏ đẹp làm sao! Đôi mắt chúng tôi vô cùng kinh ngạc trước những cây phong lan, cây cọ và nhiều loại cây khác nữa, tuyệt vời ‘hoa chuỗi ngọc’, v.v. ”. Chúng tôi nghỉ ngơi tại địa điểm dừng chân, sau đó đi đến Andevoranto. Một lần nữa, băng qua sông trên thuyền nhỏ, đến Mahatsarq… Moanambnonitrta và Santaravy. Sau đó, chúng tôi bắt đầu lao cách điên cuồng qua những khe núi khá sâu và nguy hiểm. Bây giờ chúng tôi đã đến Ampasimbe… Chúng tôi đã vượt sông Benandrambo 3 lần trên những cây cầu được làm cách ứng biến. Chúng tôi băng qua khu rừng Mdila xinh đẹp… và đến Beforana. Một lần nữa khu rừng “…một khóm cây thực sự xanh ngắt. Khung cảnh thật tuyệt vời và dẫn chúng tôi đi vào chiêm niệm…” Rồi đi thêm vài chặng nữa và kết thúc chuyến đi dài này!

Tim chúng tôi bắt đầu đập nhanh khi chúng tôi đến gần và có thể nhìn thấy Tananarive từ xa… Cuối cùng, chúng tôi đã có mặt tại Tananarive. Tất cả đều sững sờ khi nhìn thấy năm nữ tu mặc tu phục trắng tinh đi ngang qua thị trấn và đi ra từ sân dinh thự của vị Toàn quyền … Ngài Toàn quyền muốn đưa chúng tôi vào trại phong ngay ngày hôm đó và trên đường đi ông đã chia sẻ cho tôi nhiều kinh nghiệm… Cuối cùng, chúng tôi đã có mặt dưới chân đồi Ambohitratrimo, tôi cảm thấy tim mình đập nhanh hơn bao giờ hết khi nhìn thấy những bệnh nhân phong của chúng tôi; chúng tôi đã vượt qua trở ngại... chúng tôi đã thăm viếng... bệnh viện phong. Tôi nghĩ có tất cả mười chín dãy nhà dành cho năm trăm bệnh nhân phong, tất cả đều ra khỏi nhà và chào chúc chúng tôi: Béjur! … Vị linh mục truyền giáo mà chúng tôi đến thăm, ngài đã để chúng tôi tự chọn thời gian cho Thánh Lễ; tất cả đều ổn thỏa để đi đến phụ giúp cho Thánh Lễ lúc 7 giờ tối ở nhà thờ trong làng”[3].

Cuối cùng ở nhà, “từ này về sau, chúng tôi sẽ có thể cống hiến bản thân hoàn toàn cho sứ vụ yêu quý này, chăm sóc anh chị em phong cùi…”

“Chúng tôi ngày càng hiểu biết rõ hơn về bệnh viện phong, và trên hết là anh chị em bệnh nhân. Ngay từ đầu với sự tin tưởng, họ đã đến cho chúng tôi xem vết thương của mình, họ hy vọng chúng tôi sẽ chữa lành nó. Cơ sở vật chất được bố trí một cách thông minh, nhưng giảm thiểu chỉ có những gì thật sự cần thiết. Mỗi bệnh nhân có một chiếc giường xây bằng gạch với một chiếc chiếu”[4].

Hiện tại có 156 đàn ông, 247 phụ nữ, 54 trẻ em, trừ hai em bé đã bị bệnh phong, họ được chia thành khoảng 20 nhóm. Khi khu nhà tiếp tục được xây cất, thì số lượng sẽ nhanh chóng tăng lên. Họ có thể đếm được bao nhiêu nhân viên?

“Chính quyền tuyển dụng nhiều nhân viên Malagasy, nhưng những người có kinh nghiệm thì lại sợ bệnh phong nên từ chối không đến, vì thế chúng tôi chỉ có một vài người đáng thương, không thông minh lắm và cũng khá thụ động…”[5].

Vì vậy, chúng tôi phải rất kiên nhẫn để dạy họ các công việc. Salomon, Y tá trưởng là người theo đạo Tin Lành, sẽ là người trung thành cộng tác với họ.

Đối với các nữ tu, nhà ở của chị em ở trên những nơi cao nên có thể nhìn xuống các khu nhà của bệnh nhân cách 200 đến 400 mét ở bên dưới. Ít nhất là có không gian, phải băng qua một con đường lớn và đẹp sau khi vượt qua thanh chắn, con đường đó họ sẽ được đặt tên là Thánh Helen.

“Ngôi nhà của chúng tôi được bố trí khá tốt nhưng hầu như không giống như một tu viện; chúng tôi có bốn phòng, một phòng khách, một phòng ăn, nó nhìn không giống phòng ăn, sau đó là nhà bếp ở bên ngoài và nó được dựng thành một ngôi nhà nhỏ trong đó có phòng ở cho những người giúp việc. Nhà nguyện được xây tách riêng với nhà ở, nó sẽ rất đẹp với tháp chuông nhỏ, nhưng lại quá nhỏ"[6].

Nhà nguyện vẫn chưa hoàn thành. Kiên nhẫn! Chúng tôi phải học cách chờ đợi. Nhà bếp không được thuận tiện cho lắm và rất khó để thích nghi với nó.

‘Danh Thánh Chúa Giêsu đáng thương cảm thấy khó để quen với nhà bếp, đã khóc với khói bụi làm hại chúng tôi và tôi sợ rằng điều đó làm cho nó mệt mỏi... Chúng tôi có hai con bò cái, một con bò đực và một con bê, đó không phải là điều hạnh phúc sao? Nhưng không tốt đẹp như bạn nghĩ đâu, vì chúng tôi chỉ có 3 hoặc 4 lít sữa mỗi ngày; dù sao điều đó vẫn phục vụ tốt cho chúng tôi... ”[7].

Có được ưu thế trong việc điều hành tốt bệnh viện phong cùi, chị em đã làm việc hết sức có thể và đã gởi cho Mẹ Marie de la Passion dự án các điều luật mà chị em soạn thảo. Sau Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ, khoảng 8 giờ tối, Mẹ Marie N.D. des Miracles và Mẹ du Bx. Chanel đi tham quan với bác sĩ Petronille đến gặp các em nhỏ và Sơ Marie de Saint Mathieu đi với nhóm các phụ nữ. Họ phải giám sát việc dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ cũng như việc chăm sóc bệnh nhân…[8].

“Chúng tôi hứa sẽ chăm sóc tốt cho anh chị em phong, hiểu rõ từng người một. Thường có những cái chết bất đắc kỳ tử xảy ra”[9]. Chúng tôi cũng đã dặn anh Salomon phải gọi cho chị em ngay khi thấy bất cứ điều gì gây lo lắng. Tối ngày 29 tháng 7, họ báo tin cho chúng tôi có một phụ nữ bị bệnh kiết lỵ, có dấu hiệu của cái chết đang cận kề và cô ấy muốn rửa tội. Chúng tôi đã gọi cha Méda, vị thừa sai của giáo xứ và ngài đã đến ngay. Kitô hữu đầu tiên này đã nhận tên thánh là Matta… Khi Cha hiện diện, các chị em đã không ngần ngại gọi cha khi cần và ngài cũng rất vui khi được tham gia mục vụ tông đồ trong khu vực bệnh viện phong này.

Trong bệnh viện phong, có rất nhiều việc cần phải được giải quyết. Công việc quá nhiều nên chúng tôi thấy khó khăn để đương đầu với điều đó… Càng ngày đất của bệnh viên càng trở nên khô và chuyển màu đỏ, sinh ra bụi bẩn rất khó chịu khiến cho việc giữ gìn sạch sẽ nơi đây trở nên khó khăn hơn. Khu vực của bệnh nhân phong bị bụi xâm chiếm khắp nơi và cần thời gian để có thể cải thiện tình thế. Chúng tôi có sự kiên nhẫn, vả lại chúng tôi chỉ mới đến đây vẫn chưa được một tháng…”[10].

Chị em đã đặt hết tình yêu và nhiệt huyết vào việc phục vụ, một công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. “nhiều lần tôi cảm thấy khó chịu vì mùi hôi tanh và những vết lở loét… Bản thân tôi đã phải kiểm tra mình 3 lần trước khi có thể vượt qua ngưỡng cửa…”[11]. Bệnh nhân đến thành từng nhóm ba mươi… bốn mươi… năm mươi… Chúng tôi cần tìm chỗ ở cho tất cả, cung cấp chăn màn, quần áo mặc và cho họ ăn… mọi thứ trong kho nhanh chống khánh kiệt. Khi bệnh nhân có dấu hiệu xấu đi, thì chúng tôi đều gợi ý cho họ được rửa tội. Thật may mắn thay, vị linh mục rất tốt: “Điều tôi thấy đẹp ở nơi Cha Méda là cha luôn an ủi chúng tôi khi ngài ban phép rửa tội, ngài thực sự rất tốt…”[12]. Chị em cũng rất được an ủi khi nhìn thấy “bệnh nhân bắt đầu quí mến chúng tôi, vì họ thấy chúng tôi mang đến niềm hạnh phúc…”[13].

Chúng tôi được thông báo rằng sẽ có chuyến thăm mục vụ của Đức Ông Cazet tại Ambohitratrimo vào cuối tháng 11. Các chị em đã rất bận rộn chuẩn bị nhà thờ và bệnh viện phong cho chuyến viếng thăm.

 “… Vào lúc 3 giờ chiều khi Đức Ông đến nhà chị em, những vòng hoa và vòng nguyệt quế đã tạo thành một mái vòm che những tia nắng mặt trời. Có 609 bệnh nhân phong xếp thành hai hàng, các em trẻ hô vang khẩu hiệu chào đón bằng tiếng Pháp… Sau đó Đức Ông làm phép cho ngôi nhà nguyện nhỏ và cho phép chúng tôi dựng Chặng Đàng Thánh Giá. Chuyến viếng thăm bệnh viện phong đã khép lại với biết bao nhiêu niềm an ủi. Vị linh mục Dòng Tên thánh thiện đã thật khó để bày tỏ hết lòng biết ơn của ngài đối với chúng tôi...”[14].

Bây giờ nhà nguyện đã được làm phép, linh mục đã đến để chuẩn bị cho thánh lễ đầu tiên, sẽ vào thứ hai, ngày 3 tháng 12, lễ Thánh Phanxicô Xaviê.

“Cha Meda vừa dâng Thánh Lễ xong và để lại Chúa Giêsu cho chúng tôi. Ôi, trái tim chúng tôi nhảy mừng làm sao khi biết rằng Ngài (Chúa Giêsu Thánh Thể) ở rất gần chúng tôi, dưới mái nhà của chúng tôi. Đó là một viễn cảnh về Thiên đường… Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ không còn cô đơn nữa và chúng tôi có thể viếng thăm Vị Tù nhân Thánh Thiêng vào bất kỳ giờ nào trong ngày…”[15].

Việc không mong muốn: Chị em tiếp tục học tiếng Malagasy mặc dù nó rất khó nhưng rất cần thiết. Bên cạnh đó, Cha đề nghị một giáo viên giúp cho chị em học. Chị em nhận ra rằng đức tính đầu tiên để sống ở Madagascar là sự kiên nhẫn. “Ở Madagascar, chị em học được tính kiên nhẫn. Kiên nhẫn… Kiên nhẫn… đây là một điệp khúc trong tất cả những bài hát nho nhỏ của chúng tôi”[16].

“Điều tuyệt vời là sự ngạc nhiên của họ khi đối diện với một số sự kiện, một số cách hành xử nhất định như: các ngày lễ Malagasy là ngày ca hát và nhảy múa của họ, Kabary hoặc diễn thuyết, cách dâng gà cho khách, sự tàn phá của những cơn bão, đại dịch châu chấu... và khi đối diện với cái chết, trở nên cồn cào dữ dội vào giờ cuối cùng”[17] và phong tục chôn cất theo người Malagasy. Các chị em cũng được an ủi khi được giới thiệu với thế giới Malagasy này: chúng tôi vừa là cha vừa là mẹ, điều này có một ý nghĩa rất sâu trong tiếng Malagasy”[18].

 

Văn Phòng Lịch Sử

Từ lịch sử của F.M.M. ở Madagascar

 Tác giả: Sơ Marie-Hélène AURORE, F.M.M.

 


[1] Georges Goyau, Une Fondatrice d’Institut Missionnaire, Marie de la Passion, éd. Spes, Paris, p. 253.

[2] Cuộc đời Mẹ Sáng Lập được viết bởi mẹ Marie Jehanne, tập II, trang 77.

[3] Biên niên sử, Tháng 9 – tháng 10 năm 1900, trang 422- 427.

[4] Biên niên sử, Tháng 1 – tháng 2 năm 1900, trang 32- 34.

[5] Idem

[6] Idem

[7] Idem

[8] Văn khố Hội Dòng, Ambohidratrimo.

[9] Biên niên sử, tháng 1- tháng 2 năm 1901, trang.32-34.

[10] Biên niên sử, tháng 1- tháng 2 năm 1901, P.32-34.

[11] Idem

[12] Thư của mẹ Marie N.D .des Miracles, ngày 18 tháng 10 năm 1900.

[13] Biên niên sử, 1901, nhật ký bệnh viện phong.

[14] Biên niên sử, 1901, nhật ký bệnh viện phong.

[15] Biên niên sử, 1901, nhật ký bệnh viện phong và nhật ký cộng đoàn ngày 3 tháng 1.

[16] Biên niên sử, 1901, nhật ký bệnh viện phong.

[17] Idem

[18] Idem